Bảng Giá Đất Nông Nghiệp Hà Nội 2022

Bảng Giá Đất Nông Nghiệp Hà Nội 2022

Thứ Tư 12/06/2019 15:57 GMT+07:00

Bể bơi học viện hành chính Quốc Gia

Tham khảo: #10 bể bơi Hà Nội thu hút nhiều người nhất mỗi khi hè về

Giá vé bể bơi quận Hai Bà Trưng

Trên đây là toàn bộ thông tin về giá vé bể bơi Hà Nội theo từng quận. Chúc các bạn tìm được địa chỉ bơi lội như ý trong mùa hè này!

Trong khi nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam gặp khó khăn bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 thì xuất khẩu gạo 7 tháng năm 2020 đã tăng tới 10,9% về giá trị. Đáng nói hơn, giá gạo 5% tấm của Việt Nam vươn lên vị trí cao nhất thế giới. Thành công này cho thấy, xuất khẩu gạo Việt Nam đang đi đúng hướng, giảm số lượng nhưng tăng giá trị xuất khẩu.

Giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam liên tục tăng trưởng. Trong ảnh: Bốc xếp gạo xuất khẩu tại cảng Sài Gòn. Ảnh: TTXVN

Tăng chất lượng và giá trị xuất khẩu

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), 7 tháng năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu gần 3,9 triệu tấn gạo. Trong đó, xuất khẩu gạo trắng chiếm 39,1% tổng kim ngạch; gạo Jasmine và gạo thơm chiếm 37,6%; gạo nếp chiếm 18,7%; gạo Japonica và gạo giống Nhật Bản chiếm hơn 4,4%. Giá trị xuất khẩu gạo đạt 1,9 tỷ USD, tăng 10,9% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu tích cực trong bối cảnh kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực của nông sản Việt Nam giảm. Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Nguyễn Quốc Toản cho biết, gạo là điểm sáng của xuất khẩu nông sản Việt Nam khi liên tục duy trì được tăng trưởng về giá trị.

Về vấn đề này, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (thành phố Cần Thơ) Phạm Thái Bình thông tin: Giá gạo thơm xuất khẩu của Trung An hiện nay đạt bình quân 700-900 USD/tấn. Không chỉ ở phân khúc gạo chất lượng cao, giá gạo Việt Nam cũng tăng cao ở các phân khúc khác. “Ước tính, so với năm trước giá gạo xuất khẩu hiện nay tăng 20%-30%”, ông Phạm Thái Bình cho hay.

Ở góc độ chuyên gia, Giáo sư Võ Tòng Xuân cho rằng: Ngoài việc nhu cầu về gạo trên thế giới gia tăng liên quan đến lo ngại vì dịch Covid-19 thì sự tăng giá còn nằm ở chất lượng của gạo Việt Nam.

Đánh giá về mặt hàng được coi là “điểm sáng” của xuất khẩu nông sản hiện nay, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) Đỗ Hào Nam cho biết: Gạo 5% tấm của Việt Nam đang có mức giá cao nhất trên thị trường thế giới. Vì thế, xuất khẩu gạo trong 7 tháng năm 2020 giảm 1,4% về số lượng nhưng lại tăng 10,9% về giá trị. Điều này cho thấy ngành lúa gạo Việt Nam đang đi đúng định hướng: Giảm số lượng nhưng tăng giá trị xuất khẩu và tập trung vào phân khúc các loại gạo chất lượng, có giá trị cao.

Đóng gói sản phẩm gạo xuất khẩu tại Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. Ảnh: TTXVN

Từ tháng 8-2020, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực, mở ra rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó có doanh nghiệp xuất khẩu gạo vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) trong năm nay và các năm tiếp theo. Ngoài việc được miễn thuế xuất khẩu, hưởng lãi suất, gạo xuất sang thị trường EU đạt giá trị cao hơn, trong đó hiện tại thị trường Đức, Pháp, Thụy Sĩ… có mức giá tới 1.500 USD/tấn. Bên cạnh đó, nhiều thương nhân tại EU sẽ mua gạo Việt Nam xuất sang EU rồi bán đi các nước Trung Đông và thị trường châu Phi nên đây cũng là khối thị trường lớn.

Tuy nhiên, theo Giáo sư Võ Tòng Xuân, đi đôi với cơ hội là những thách thức với gạo Việt Nam. Thị trường EU đòi hỏi cao về nguồn gốc xuất xứ, an toàn thực phẩm… nên chất lượng vẫn là yếu tố then chốt cho xuất khẩu gạo. Như vậy, trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần tập trung xây dựng thương hiệu, như giống gạo ST25 ngon nhất thế giới để “định vị” các sản phẩm gạo Việt Nam. Cùng với đó, cần xây dựng vùng trồng lúa chất lượng cho xuất khẩu. Kỹ sư Hồ Quang Cua, tác giả giống lúa ST25 cho rằng, phải xây dựng được vùng nguyên liệu, gắn với quy trình sản xuất an toàn.

Hiện tại, nhiều doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo đã tập trung vào phân khúc gạo chất lượng cao để xuất khẩu. Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An Phạm Thái Bình cho biết, công ty đã liên kết với nông dân sản xuất trên diện tích khoảng 7.000ha lúa (khoảng 150.000 tấn gạo) để tạo ra sản phẩm gạo chất lượng cao đồng thời có giá trị cao, đáp ứng yêu cầu của các thị trường “kỹ tính”.

Tại Hà Nội, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết: Hiện nay, sản xuất lúa gạo của thành phố mới đáp ứng khoảng 65% nhu cầu người dân nên chưa thể xuất khẩu. Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ xây dựng 25-30 vùng sản xuất lúa Japonica hàng hóa chất lượng an toàn phục vụ nhu cầu thị trường thành phố và hướng tới xuất khẩu. Việc xuất khẩu gạo không phải là bất khả thi khi những sản phẩm gạo chất lượng cao đồng thời có giá trị cao luôn có thị trường nhất định.

Để phát triển các vùng lúa tập trung cho xuất khẩu, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy phát triển phân khúc gạo chất lượng cao và các thị trường có giá trị cao, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Nguyễn Quốc Toản cho biết, cơ quan này đang xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại, phát triển thương hiệu gạo Việt trên thị trường thế giới.

Đặc biệt, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đón những cơ hội từ EVFTA, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản sẽ đẩy mạnh việc phổ biến chính sách cũng như yêu cầu từ các thị trường lớn; giúp doanh nghiệp hoàn thành các hồ sơ pháp lý cần thiết. Tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Toản nhận định: “Vấn đề cốt yếu quyết định chất lượng hạt gạo vẫn là nông dân và doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp và người nông dân phải thay đổi nhận thức, tư duy trong trồng lúa, xuất khẩu gạo, gắn bó liên kết với nhau để phát triển bền vững”.

Nâng cao chất lượng gạo, tập trung vào phân khúc chất lượng cao, giảm số lượng và tăng giá trị xuất khẩu là hướng đi đúng của ngành lúa gạo Việt Nam, vừa góp phần bảo đảm an ninh lương thực, vừa góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Ngày 21/6/2012 tại huyện Ba Vì - Hà Nội, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức hội nghị giao ban công tác Khuyến nông vùng Đồng bằng sông Hồng. Tham dự hội nghị có ban lãnh đạo, các phòng chuyên môn thuộc trung tâm và đại diện lãnh đạo của 10 Trung tâm Khuyến nông vùng Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.

Tại hội nghị, lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng đã báo cáo kết quả thực hiện công tác khuyến nông 6 tháng đầu năm. Nêu ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đặc biệt là trong công tác đào tạo nghề tại từng tỉnh cũng như việc thanh quyết toán các chương trình, dự án khuyến nông,...

Bà Hạ Thúy Hạnh – PGĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã có ý kiến về vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn mà các tỉnh đang rất quan tâm: các tỉnh có thể ban hành danh mục nghề phù hợp với từng tỉnh. Không nhất thiết phải dập khuôn hoàn toàn theo thời gian và chương trình dạy nghề đối với 71 nghề do Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành. Tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng sư phạm cho cán bộ khuyến nông, phối hợp với các trường do Bộ LĐTBXH chỉ định để được cấp chứng chỉ sư phạm dạy nghề và có đủ thẩm quyền, tiêu chuẩn là giáo viên dạy nghề cho nông dân dưới 3 tháng. Đặc biệt nên đào tạo nghề gắn với mô hình khuyến nông, gắn với đầu ra cho sản phẩm.

Ông Phan Huy Thông – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia có ý kiến đánh giá về công tác Khuyến nông vùng Đồng bằng sông Hồng trong 6 tháng đầu năm 2012: Với sự ra đời của Nghị định số 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông đã góp phần rành mạch hóa trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương, tăng cường sự đầu tư của các tỉnh đối với nông nghiệp và khuyến nông. Đặc biệt đội ngũ Khuyến nông viên cơ sở đã được UBND các tỉnh quan tâm hơn về chế độ, chính sách, điều đó đã khuyến khích họ yêu nghề, nhiệt tình, tâm huyết với công tác khuyến nông tại địa phương hơn. Ông cũng thửng thắn đưa ra hạn chế mà khuyến nông đang gặp phải bằng 3 cụm từ: hành chính hóa, lối mòn hóa, hơi tùy tiện hóa. Nhiều mô hình khuyến nông còn có tính dàn trải, thiếu những TBKT mới và không phù hợp thực tế sản xuất. Ông cũng đề nghị Trung tâm Khuyến nông các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng thực hiện tốt các chương trình, dự án khuyến nông đã ký, phải tiến hành đào tạo kỹ năng sự phạm dạy nghề cho cán bộ khuyến nông. Cán bộ khuyến nông xuống hướng dẫn, chỉ đạo nông dân phải bám sát vào những vấn đề “nóng” của thực tế: xây dựng nông thôn mới, phòng trừ dịch bệnh, tiêu thụ sản phẩm …

Điểm đáng lưu ý, các tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoảng 1 Điều 2 quy định này khi đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp trạm cấp nước sạch khu vực nôn thôn được hưởng các chính sách ưu đãi về đất đai quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 131/2009/QĐ-TTg ngày 2/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức, cá nhân có thu nhập từ hoạt động quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn được áp dụng ưu đãi về thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định 131/2009/QĐ, ngày 2/11/2009, của Thủ tướng Chính phủ. Được vay vốn tín dụng ưu đãi theo quy định hiện hành của Chính phủ và vay vốn từ Quỹ đầu tư phát triển của thành phố theo quy định của Điều lệ Quỹ. Được ưu tiên vay lại từ nguồn vốn của các tổ chức quốc tế cho Chính phủ Việt Nam vay ưu đãi. Được hưởng mức hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách thành phố theo tổng dự toán của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể: Hỗ trợ 90% đối với các xã dân tộc và miền núi; 75% đối với các vùng đồi gò, trung du; 60% đối với đồng bằng; 45% đối với vùng thị trấn. Ngân sách thành phố hỗ trợ toàn bộ giá trị thiết bị xử lý nước chế tạo sẵn theo dự án được UBND thành phố phê duyệt (công suất thiết bị từ 300-500 lít/giờ) nhưng không quá 70% tổng giá trị công trình cấp nước mẫu đối với các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, không quá 35% tổng giá trị công trình cấp nước mẫu đối với hộ cận nghèo tại các khu vực có nguồn nước bị ô nhiễm nặng và chưa đủ điều kiện xây dựng công trình cấp nước sạch tập trung trước năm 2020 theo quy hoạch. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm xây dựng thiết kế mẫu và dự toán các công trình cấp nước nhỏ lẻ này cho từng loại công trình cấp nước, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội từng vùng, trình UBND thành phố phê duyệt.

Đơn vị cung cấp nước sạch căn cứ nguyên tắc, phương pháp xác định giá nước sạch tại Thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT ngày 15/5/2012 của liên Bộ: Tài chính, Xây dựng - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và kế hoạch cấp nước thực tế, xây dựng phương án giá bán nước sạch báo cáo Sở Tài chính cùng các sở Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt. Trường hợp phương án giá bán nước sạch được tính đúng, tính đủ theo quy định hiện hành thì hằng năm UBND thành phố xem xét cấp bù từ ngân sách thành phố để bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp của đơn vị cấp nước. Đối với các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số khi bắt đầu sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước sạch tập trung được thành phố hỗ trợ 60% giá nước sạch trong năm đầu tiên và 30% giá nước sạch trong năm thứ hai, số lượng nước sạch được hỗ trợ bù giá tối đa không quá 4m3/người/tháng.