Các Nhà Cách Mạng Việt Nam

Các Nhà Cách Mạng Việt Nam

Hà Huy Giáp có bí danh là Giáo, Huy sinh ngày 4 – 4 - 1908  tại quê làng Thịnh Văn, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Một nơi được xem là cái nôi sản sinh những chiến sĩ cách mạng nên đã sớm có ý thức giác ngộ cách mạng. Sớm chịu ảnh hưởng của mảnh đất quê hương có truyền thống cách mạng và hiếu học, được thân phụ thường xuyên kể chuyện về những tấm gương yêu nước của các bậc tiền bối như: Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc và lời dặn dò của thân mẫu trước lúc lâm chung “các con cố gắng mà học để làm người”, đồng chí đã sớm hiểu thấu nổi khổ cực của người dân sống dưới hai tầng lớp áp bức của thực dân và phong kiến đã nuôi chí tự lập tự cường ngay từ thuở còn thơ ấu. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đồng chí đã đau nỗi đau của người nô lệ, cũng từ đó tham gia nhiệt tâm mọi hoạt động yêu nước. Năm 19 tuổi, đồng chí đã tham gia hoạt động bãi khóa trong dịp truy điệu cụ Phan Chu Trinh. Được một số thầy giáo có tinh yêu nước khích lệ, đồng chí càng nung nấu con đường hoạt động cách mạng, đã nhiều lần đồng chí có ý định xuất dương tìm đến với Bác Hồ nhưng sự việc không thành.

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến đã trao những món quà của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng Việt Nam tặng các cựu chiến binh Trung Quốc cùng thân nhân.

Tại buổi gặp mặt, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến đã trao những món quà của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng Việt Nam tặng các cựu chiến binh Trung Quốc cùng thân nhân.

* Chiều cùng ngày, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến đã dẫn đầu đoàn Bộ Quốc phòng Việt Nam thăm và làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc và dâng hoa tượng Bác Hồ trong khuôn viên Đại sứ quán.

Tin, ảnh: KIỀU TRINH (từ Bắc Kinh, Trung Quốc)

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Đối ngoại quốc phòng xem các tin, bài liên quan.

TCCSĐT - Thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đến xâm lược nước ta, luôn phải đương đầu với một sự phản kháng rất quyết liệt. Đối phó với một dân tộc như vậy, chúng phải sử dụng nhiều thủ đoạn, đặc biệt là đàn áp đẫm máu và bắt bỏ tù, hòng hành hạ về thể xác và tinh thần những người yêu nước.

Ngày 29-11-1861, giặc Pháp chiếm Côn Đảo. Đến đầu năm 1862, chúng xây dựng ở đó nhà tù đầu tiên ở nước ta - nhà tù Côn Đảo. Đây là nơi giam giữ những người có trọng án được đưa từ các nhà tù trong đất liền ra như Hỏa Lò, khám lớn Sài Gòn, Sơn La, Lao Bảo, Buôn Ma Thuột... Tù nhân được phân loại theo tội danh: tù lưu, tù thường phạm và quốc sự phạm (gồm cả tù chính trị và tù binh). Trong kháng chiến chống Pháp, vào lúc ta bắt được nhiều tù binh Pháp trong đó có một số sĩ quan, chúng phải lập trại tù binh có quy chế để khi cần có thể trao đổi tù binh. Ngoài tù binh còn có tù thường dân trong chiến tranh.

Đấu tranh cách mạng trong các nhà tù là cuộc đấu tranh của các quốc sự phạm được tạm chia ra hai thời kỳ: thời kỳ thuộc các thế hệ những người dân và sĩ phu yêu nước từ năm 1862 đến 1930 và thời kỳ sau năm 1930.

Đấu tranh trong các nhà tù trước năm 1930 là những phản ứng chống đối tự động của cá nhân, những cuộc nổi dậy chống đối tự phát, tố cáo chế độ giam giữ khắc nghiệt, chống chế độ lao dịch khổ sai, giết bọn cai quản ác ôn và tìm cách vượt ngục...

Đấu tranh trong các nhà tù từ 1930 về sau phần lớn là những cuộc đấu tranh của các thế hệ những người tham gia phong trào yêu nước, tham gia các tổ chức cứu quốc và những đảng viên cộng sản. Điểm khác trong thời kỳ này là đấu tranh có sự lãnh đạo của Đảng.

Đế quốc Mỹ xâm chiếm miền Nam, lập ra bộ máy chính quyền tay sai, ngoài các nhà tù đã có, chúng cho xây dựng thêm nhiều trại giam, nhà tù với nhiều tên gọi khác nhau. Thời Ngô Đình Diệm, có 44 trại giam cấp tỉnh, 176 trại giam cấp huyện. Đến thời Nguyễn Văn Thiệu tăng lên 2.000 trại giam và nhà tù lớn nhỏ. Trên hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cũng có chỗ giam người.

Để tìm bắt những người yêu nước mà chúng gọi là “Việt cộng”, có cả một mạng lưới công an, mật vụ dày đặc. Ngoài ra, quân đội Sài Gòn, quân Mỹ còn mở nhiều chiến dịch để đánh phá, bắt người. Nơi giam giữ đông nhất là nhà tù Côn Đảo và trại tù binh Phú Quốc.

Đối với người bị chúng bắt, sau thẩm vấn chưa thấy có dấu hiệu khả nghi là Việt cộng thì kiếm cớ buộc phải lo lót để được trả tự do với điều kiện là viết lời cam kết trung thành với chế độ Việt Nam Cộng hòa và chịu hợp tác với chúng trong việc tố giác “Việt cộng”. Những người chúng nghi là “Việt cộng” thì bị tra khảo bằng đủ cách.

Sau những ngày đầu tra khảo, chúng đưa một số vào các trại cải huấn, bắt người tù học tập nội quy “tố cộng”, buộc xé cờ Đảng, xé cờ đỏ sao vàng, xé hình Bác Hồ, chiêu dụ hàng phục, cam kết từ bỏ tư tưởng cộng sản. Đối với số người chúng cho là cán bộ tình báo quan trọng của ta, chúng không đưa ra tòa xử mà gọi là tù không án để tra khảo, khai thác dai dẳng. Những người bị chúng đưa ra tòa kết án, bị cầm cố khắc nghiệt, hoặc bắt làm công việc khổ sai nặng nhọc đến kiệt sức trong các nhà giam, cốt làm cho người tù lâm bệnh chết hoặc sống thì lúc mãn án cũng “thân tàn, ma dại”.

Hàng vạn đồng chí, đồng bào yêu nước đã bị giam trong các nhà tù mà nhiều nhất là ở nhà tù Côn Đảo và trại tù binh Phú Quốc đã hy sinh, đến nay vẫn chưa tìm được hài cốt.

Trong tình cảnh bị bắt, bị tù như trên, nếu muốn được sống, muốn không bị làm ô danh, chỉ có đấu tranh. Đó là cuộc đấu tranh mà vũ khí của những người tù chỉ là tinh thần tư tưởng, sức mạnh để đấu tranh với địch là đoàn kết, đoàn kết trong nội bộ tù chính trị, đoàn kết giữa tù chính trị với các bạn tù khác. Trường hợp đặc biệt là đoàn kết cả với bạn tù người nước ngoài đấu tranh cho cách mạng Việt Nam.

Đó là một cuộc đấu tranh vô cùng khó khăn, gian khổ, ác liệt, dai dẳng suốt thời gian ở tù để: giữ vững khí tiết của người cách mạng, quyết bảo vệ các bí mật của Đảng, của cách mạng; giữ uy danh người cách mạng trước kẻ thù, một lòng trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân, với Bác Hồ; nêu cao chính nghĩa của người yêu nước, trước các phiên tòa xử án...

Khi hay tin về cuộc nổi dậy và tổng tấn công của quân đội ta vào Sài Gòn, tù chính trị ở Côn Đảo đã vận động các giám thị không thi hành lệnh ném lựu đạn vào các phòng giam. Trong đêm 30-4 đến sáng 1-5-1975, tất cả các tù chính trị đã nổi dậy, vừa tranh thủ, vừa khống chế giám thị các trại giam để thoát ra khỏi trại giam. Việc trước hết là thành lập đảo ủy lâm thời, để thống nhất lãnh đạo và thành lập Ủy ban hòa hợp hòa giải dân tộc tỉnh Côn Sơn quản lý toàn vùng Côn Đảo.

Chính quyền cách mạng được thành lập do một vị linh mục là chủ tịch, có đại úy chỉ huy lực lượng bảo an (cơ sở bí mật của ta) làm phó chủ tịch, số còn lại là các đồng chí của ta làm nòng cốt. Chính quyền đã công bố 12 điều kỷ luật và chính sách an dân, thành lập “đơn vị bảo an ly khai theo cách mạng” do viên đại úy (cơ sở bí mật của ta) chỉ huy và đứng ra kêu gọi số cảnh sát, số lính bảo vệ đảo chạy trốn vào rừng trở về; phân công người chiếm kho gạo, kho thuốc, kho vũ khí. Đến trưa ngày 1-5-1975 đã thành lập được 3 đại đội (đều là cựu tù chính trị) được trang bị đầy đủ, cả súng đại liên và súng 12 ly 7.

Sáng ngày 4-5-1975, khi hạm đội của ta ra, Ban lãnh đạo đã bàn giao cho quân đội ta để thực hiện chế độ quân quản và bố trí nhiều chuyến tàu chở anh chị em ta về đất liền.

Nhìn lại cuộc đấu tranh cách mạng trong cá nhà tù của địch, tuy có nhiều người đã hy sinh nhưng thắng lợi giành được là rất to lớn và có nhiều ý nghĩa.

Trước hết, ta đã buộc địch phải đưa lực lượng ngày càng nhiều đến các nhà tù để đối phó.

Hai là, chế độ khắc nghiệt ở các nhà tù bị lên án, đã tác động đến phong trào phản chiến, rõ nhất là ở Mỹ.

Ba là, giải phóng Côn Đảo, đánh dấu sự chấm dứt hoàn toàn hệ thống nhà tù tàn ác của thực dân đế quốc đã tồn tại 113 năm trên đất nước ta.

Bốn là, cuộc nổi dậy tự giải phóng của tù chính trị Côn Đảo là sự phối hợp có hiệu quả với chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng vùng Côn Đảo.

Năm là, ý đồ của địch nhằm hủy hoại thể xác, ý chí, lý tưởng của người cách mạng đã không thực hiện được.

Với chủ trương biến nhà tù thành trường học cách mạng, anh chị em ta lúc thoát cảnh ngục tù, ai cùng có thêm vốn hiểu biết và được rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, tình cảm đồng chí, đồng bào. Về đời, đã tiếp tục công tác và đã nêu nhiều gương tốt. Nhiều đồng chí đã trở thành cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, của Nhà nước.

Đại thắng mùa Xuân năm 1975, cả nước hoàn toàn độc lập, do dân làm chủ, giang sơn thu về một mối. Đóng góp vào thắng lợi đó, có cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài vô cùng gian khổ, ác liệt của các thế hệ quốc sự phạm trong các nhà tù của địch, mãi mãi không thể nào quên./.