Cơ Cấu Lao Động Ở Tphcm

Cơ Cấu Lao Động Ở Tphcm

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.

Cơ cấu nền kinh tế Việt Nam hiện nay như thế nào?

Tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay theo đó tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2023 ước tính tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù chỉ cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-2023 nhưng với xu hướng tích cực (quý I tăng 3,28%, quý II tăng 4,05%, quý III tăng 5,33%).

Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,72%, đóng góp 8,03% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,19%, đóng góp 38,63%; khu vực dịch vụ tăng 6,24%, đóng góp 53,34%.

Về sử dụng GDP quý III/2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,79% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 40,56% vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 6,61%, đóng góp 44,92%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,27%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 1,42%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 14,52%.

Về cơ cấu nền kinh tế 9 tháng năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,51%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,16%; khu vực dịch vụ chiếm 42,72%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,61% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2022 là 11,47%; 38,49%; 41,29%; 8,75%).

Về sử dụng GDP 9 tháng năm 2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,03% so với cùng kỳ năm 2022, đóng góp 34,30% vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 3,22%, đóng góp 19,35%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 5,79%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 8,19%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 46,35%.

Xem chi tiết Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2023 của Tổng cục Thống kê: Tại đây

Cơ cấu nền kinh tế Việt Nam tác động đến người lao động như thế nào?

Cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam có một sự tác động lớn đối với người lao động trong nhiều khía cạnh. Dưới đây là một số cách mà cơ cấu nền kinh tế Việt Nam tác động đến người lao động:

Tạo cơ hội việc làm: Cơ cấu nền kinh tế quyết định số lượng và loại hình công việc có sẵn cho người lao động. Ví dụ, sự tăng trưởng của ngành công nghiệp sản xuất có thể tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực này.

Lương và thu nhập: Cơ cấu kinh tế ảnh hưởng đến mức lương và thu nhập của người lao động. Các ngành kinh tế khác nhau có khả năng trả lương và thu nhập khác nhau, và sự tăng trưởng của các ngành này có thể tạo ra sự gia tăng thu nhập cho người lao động.

Chất lượng công việc: Cơ cấu kinh tế cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Một cơ cấu kinh tế đa dạng có thể tạo ra nhiều loại công việc với nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp và đào tạo, trong khi một cơ cấu kinh tế hạn chế có thể tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa người lao động cho các công việc giới hạn.

Đào tạo và phát triển: Cơ cấu kinh tế cũng đòi hỏi người lao động cần phải có kỹ năng và đào tạo phù hợp để làm việc trong các ngành kinh tế cụ thể. Người lao động cần điều chỉnh kỹ năng và kiến thức của họ để phản ánh sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế.

Bảo vệ xã hội: Cơ cấu kinh tế có thể ảnh hưởng đến các chương trình bảo hiểm xã hội, bảo vệ lao động và quyền lợi của người lao động. Chính phủ thường phải điều chỉnh các chính sách xã hội để đảm bảo rằng người lao động được bảo vệ và có điều kiện làm việc an toàn.

Chất lượng cuộc sống: Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người lao động. Nếu nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, thì có khả năng gia tăng chất lượng cuộc sống thông qua tăng cơ hội sở hữu và tiêu dùng.

Tóm lại, cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam có tác động sâu rộng đối với người lao động, từ cơ hội việc làm và thu nhập đến chất lượng cuộc sống và quyền lợi xã hội. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc xác định sự phát triển và phát triển bền vững của nền kinh tế và xã hội của Việt Nam.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được quy định tại  Điều 3 Nghị định 14/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Cụ thể bao gồm:

10. Cục Quan hệ lao động và Tiền lương.

11. Cục Quản lý Lao động ngoài nước.

16. Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội.

17. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

18. Viện Khoa học Lao động và Xã hội.

20. Tạp chí Lao động và Xã hội.

21. Tạp chí Gia đình và Trẻ em.

23. Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội.

Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 17 Điều này là các đơn vị hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các đơn vị quy định từ khoản 18 đến khoản 23 Điều này là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ, Cục, Thanh tra, Văn phòng, đơn vị sự nghiệp công lập và các đơn vị khác thuộc bộ theo quy định của pháp luật.

Vụ Tổ chức cán bộ có 03 phòng. Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Kế hoạch - Tài chính có 04 phòng. Thanh tra có 07 phòng. Văn phòng có 10 phòng.

Cục Quan hệ lao động và Tiền lương; Cục Bảo trợ xã hội; Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội có 05 phòng. Cục Việc làm; Cục An toàn lao động; Cục Trẻ em có 06 phòng. Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Cục Người có công có 07 phòng.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 14/2017/NĐ-CP.

Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực trung du và miền núi phía Bắc, có vị trí nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô, là cửa ngõ trung tâm kinh tế liên tỉnh phía Bắc, trong hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) – Hà Nội – Hải Phòng, có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển. Những năm gần đây, kinh tế của tỉnh đã và đang có nhiều chuyển biến tích cực với tốc độ phát triển nhanh. Quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh trong năm 2021 đạt 80.764 tỷ đồng, đứng thứ 34/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đứng thứ 3/14 tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc. Dân số toàn tỉnh là 1.507,5 nghìn người, trong đó tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế ước tính đạt 847,2 nghìn người, tăng 4,5 nghìn người so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 41,2% tổng số, giảm 5,8 nghìn lao động; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 31,2%, tăng 7,1 nghìn lao động; khu vực dịch vụ chiếm 27,6%, tăng 3,2 nghìn lao động. Thu nhập bình quân/người/tháng của cán bộ, công nhân viên chức, người lao động đạt 7,2 triệu đồng1…

Phú Thọ có nguồn nhân lực tương đối dồi dào và là thị trường lao động đang phát triển. Trong những năm qua, tỉnh luôn coi phát triển nhân lực là yếu tố quyết định thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã xác định tập trung phát triển nguồn nhân lực là một trong 4 khâu đột phá chiến lược tạo động lực đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa nền kinh tế của tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Hiện tại, Phú Thọ đang trong thời kỳ dân số vàng với nguồn cung lao động dồi dào và ổn định. Nguồn nhân lực có độ tuổi từ 20 – 44 chiếm 66,5% trong các nhóm tuổi tham gia lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo và truyền nghề đạt 70%; năng suất lao động bằng 76% mức trung bình của cả nước, đứng thứ 4 trong khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ2.

(1) Về chuyển dịch cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế.

Trong giai đoạn 2010-2021, cơ cấu kinh tế của tỉnh đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ cấu tổng giá trị sản xuất của ngành chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp. Sự thay đổi giá trị sản xuất của các khu vực nói trên sẽ kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo nhóm ngành trên địa bàn tỉnh.

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ)

Qua bảng 1 cho thấy, trong giai đoạn 10 năm (2010-2021), số lượng lao động trên địa bàn tỉnh liên tục tăng từ 837,1 nghìn người lên 845,2 nghìn người. Bên cạnh đó, số lượng lao động của các ngành có sự thay đổi rõ rệt, cụ thể: số lượng lao động trong ngành nông nghiệp liên tục giảm từ 531,1 nghìn người năm 2010 xuống còn 343,5 nghìn người năm 2021, trong khi đó số lao động làm trong ngành công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ tăng từ 306 nghìn người lên 501,7 nghìn người, tốc độ tăng khoảng 64%. Tương ứng cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp giảm từ 63,4% năm 2010 xuống chỉ còn 40,6% năm 2021, cơ cấu lao động trong các ngành phi nông nghiệp tăng từ 36,6% năm 2010 lên 59,4 % năm 2021. Đặc biệt, khu vực công nghiệp dịch vụ có số lượng lao động gia tăng trong giai đoạn 2010-2021, gấp gần 1,7 lần, đạt mức tăng cao nhất trong các khu vực. Điều này là kết quả tất yếu của xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh theo chiều hướng tăng tỷ lệ các ngành phi nông nghiệp, giảm tỷ lệ ngành nông nghiệp.

Tuy nhiên, xét về cơ cấu thì sự chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh Phú Thọ so với cả nước cũng có sự chênh lệch đáng kể. Năm 2010, lao động trong khu vực nông nghiệp của tỉnh là 63,4%, đến năm 2021, tỷ lệ lao động trong khu vực này giảm xuống chỉ còn 40,6 % nhưng vẫn cao hơn nhiều so với cơ cấu cả nước (28,9%). Điều này chứng tỏ Phú Thọ đã có những nỗ lực trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn, tuy nhiên vẫn là một tỉnh nặng về sản xuất nông nghiệp.

(2) Về chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế.

Lao động trong tất cả các thành phần kinh tế trong giai đoạn 2010-2021 đều có sự biến động về số lượng. Số liệu cụ thể về lao động trong từng khu vực được thể hiện cụ thể ở bảng sau:

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ)

Qua bảng trên cho thấy, cơ cấu lao động có sự chuyển dịch từ khu vực ngoài nhà nước sang hai khu vực còn lại mà chủ yếu là sang khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tuy nhiên, lao động trong khu vực ngoài nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với cơ cấu trung bình toàn giai đoạn đạt hơn 80%. Điều này cho thấy, vai trò đóng góp của thành phần kinh tế ngoài nhà nước trong sự phát triển kinh tế toàn tỉnh. Xét cụ thể từng khu vực thì số lượng lao động trong khu vực ngoài nhà nước có sự giảm nhẹ (từ 88,7% năm 2010 đến năm 2021 còn 83,1%).

Bên cạnh đó, số lao động trong hai khu vực nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có sự gia tăng tương đối, đặc biệt là số lượng lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 2010-2021 đã tăng hơn 2 lần, từ 32,5 nghìn người lên 71,3 nghìn người. Hiện nay, Phú Thọ đang trở thành điểm sáng thu hút vốn FDI của cả nước. Tính đến hết năm 2021, Phú Thọ đã thu hút 1,9 tỷ USD đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, trong hơn 31 tỷ USD thu hút đầu tư nước ngoài năm 2021 của cả nước, Phú Thọ chiếm tới gần 900 triệu USD, vươn lên xếp thứ 14/63 tỉnh, thành phố về thu hút vốn FDI3. Khu vực FDI đã tạo ra nhiều tác động tích cực cho sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, trong đó có việc tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương.

(3) Chuyển dịch cơ cấu lao động theo khu vực và trình độ.

Trong giai đoạn 2010-2021, cơ cấu lao động theo khu vực của tỉnh có xu hướng giảm ở khu vực nông thôn, tăng ở khu vực thành thị, tuy nhiên, sự thay đổi cơ cấu còn diễn ra khá chậm. Sự biến động số lượng lao động giữa hai khu vực được thể hiện ở biểu đồ sau:

Nhìn từ biểu đồ 1, số lượng lao động ở khu vực thành thị trong giai đoạn 2010-2021 đã tăng từ 126,4 nghìn người lên 138,7 nghìn người, trong khi đó số lượng lao động trong khu vực nông thôn giảm từ 710,7 nghìn người xuống 706,5 nghìn người. Cơ cấu lực lượng lao động phân theo 2 khu vực thành thị và nông thôn cũng có sự chênh lệch lớn. Nhìn chung, lực lượng lao động ở Phú Thọ chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, chiếm khoảng 84%. Con số này có xu hướng giảm qua các năm nhưng vẫn ở mức cao hơn so với mức chung của cả nước.

Về cơ cấu lao động theo trình độ, tỷ lệ lao động qua đào tạo và truyền nghề đến tháng 7/2021, đạt 70,3%, trong đó lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 28,1%, tăng hơn 15% so với năm 2015. Trong số các lao động qua đào tạo và truyền nghề có hơn 50% là lực lượng lao động ở khu vực thành thị4. Số lao động qua đào tạogóp phần rất lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu lao động, giải quyết việc làm tại chỗ, cung cấp lao động cho các doanh nghiệp, giúp hàng chục nghìn người nông dân chuyển đổi ngành nghề, tạo nghề mới phát triển kinh tế và tăng thu nhập.

Cơ cấu lao động của tỉnh Phú Thọ hiện nay đang chuyển dịch theo hướng tích cực từ nông, lâm nghiệp, nuôi thủy sản sang công nghiệp, xây dựng và dịch vụ phù hợp với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Có sự gia tăng về số lượng và chất lượng trong cơ cấu lao động phần nào đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương.

Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh còn chậm. Việc chuyển đổi ngành nghề từ khu vực nông, lâm, thuỷ sản sang khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ nhằm thay đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn còn chậm và không đồng đều giữa các vùng, địa phương của tỉnh (nhất là ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số). Số lượng lao động qua đào tạo, trình độ chuyên môn tốt tăng chậm và thấp hơn so với mặt bằng chung của các địa phương trong cả nước. Lực lượng lao động đã qua đào tạo và truyền nghề có sự chênh lệch tương đối lớn giữa khu vực thành thị  và nông thôn.

Để hỗ trợ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, hướng tới mục tiêu giải quyết việc làm bền vững, thời gian tới, tỉnh Phú Thọ cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

Thứ nhất, các ban, ngành cần phải có dự báo nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo, ngành nghề mới cũng như nhu cầu sử dụng lao động; số lao động dôi dư cần dịch chuyển khỏi khu vực nông nghiệp, nông thôn. Cùng với đó là thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đề án tích tụ ruộng đất đồng bộ, phát triển theo hướng hiện đại hóa, hiệu quả, bền vững.

Thứ hai, tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dạy nghề cho lao động nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn sẽ góp phần tăng cơ hội việc làm, nâng cao năng suất, chất lượng nguồn nhân lực ở khu vực này. Chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác hỗ trợ đào tạo nghề bằng các biện pháp như điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở đào tạo nghề của Nhà nước, đặc biệt là các cơ sở ở tuyến huyện.

Thứ ba, phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý dạy nghề và hỗ trợ trực tiếp cho lao động nông thôn học nghề. Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động thông qua việc xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường lao động, nâng cao chất lượng của các phiên giao dịch, tư vấn giới thiệu việc làm, trở thành cầu nối giữa người lao động và doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh…

Phú Thọ là tỉnh có lợi thế rất lớn về nhiều mặt trong phát triển kinh tế – xã hội, trong đó có lợi thế về nguồn lao động. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, tỉnh Phú Thọ đã phần nào tận dụng được thế mạnh ở sự chuyển dịch tích cực cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, sự chuyển dịch vẫn còn có một số mặt hạn chế.

Để đạt được mục tiêu phát triên kinh tế- xã hội trong thời gian tới, tỉnh cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động cho phù hợp với quá trình phát triển kinh tế của đất nước cũng như địa phương. Để làm được điều này, tỉnh cần có các chính sách đồng bộ trong vấn đề dân số – lao động, đầu tư nhiều hơn nữa cho giáo dục và đào tạo để đáp ứng nhu cầu về trình độ nhân lực trong thời gian tới.