Điều Kiện Tổ Chức Có Tư Cách Pháp Nhân

Điều Kiện Tổ Chức Có Tư Cách Pháp Nhân

Pháp nhân thương mại, pháp nhân phi thương mại là gì? Tư cách pháp nhân là gì? Điều kiện để doanh nghiệp có tư cách pháp nhân? Tham khảo ngay tại đây.

Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh vấn đề pháp nhân

1. Mọi tổ chức đều có tư cách pháp nhân. Đúng hay sai?

Sai. Không phải tổ chức nào cũng có tư cách pháp nhân.

Có tư cách pháp nhân là có tư cách pháp lý. Tư cách pháp lý này được nhà nước công nhận. Tổ chức có tư cách pháp nhân là tổ chức có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một pháp nhân.

3. Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không?

Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân. Bởi vì, chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn và bằng toàn bộ tài sản của mình đối với mọi hoạt động kinh doanh của hộ.

4. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân không?

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân.

6. Điều kiện để doanh nghiệp có tư cách pháp nhân là gì?

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

Điều kiện kinh doanh bất động sản

Căn cứ vào điều 10 luật Kinh doanh bất động sản, Điều 3 Nghị định 76/2015/NĐ-CP; Điều kiện để tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản là phải thành lập doanh nghiệp; hoặc hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp); và có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng.

Trừ trường hợp: Đối với Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên; Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ bất động sản thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Căn cứ xác định mức vốn pháp định: Căn cứ xác định mức vốn pháp định của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản là dựa vào số vốn điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về hợp tác xã. (Theo quy định tại Điều 4 Luật Kinh doanh bất động sản 2014)

Về tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ

– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê mua bất động sản; mà không phải do đầu tư dự án BĐS để kinh doanh; và trường hợp hộ gia đình, cá nhân bán; chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê mua BĐS do đầu tư dự án bất động sản để kinh doanh nhưng dự án có tổng mức đầu tư dưới 20 tỷ đồng.

– Tổ chức chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà.

– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng; công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam; và các tổ chức, cá nhân khác chuyển nhượng quyền sử dụng đất; chuyển nhượng dự án BĐS.

– Tổ chức; hộ gia đình; cá nhân chuyển nhượng quyền sử dụng đất để xử lý tài sản theo quyết định của Tòa án; cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xử lý tranh chấp,..

– Tổ chức; hộ gia đình; cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở mà không thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về nhà ở.

– Các tổ chức khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc sở hữu Nhà nước, theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản công.

– Tổ chức; hộ gia đình; cá nhân bán; chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua BĐS thuộc sở hữu của mình.

Điều kiện của chủ thể kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản

Điều kiện của chủ thể kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản theo quy định tại Điều 62 Nghị định 76/2015/NĐ-CP bao gồm:

+ Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải thành lập doanh nghiệp; và phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

+ Cá nhân có quyền kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập; nhưng phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản; và đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Điều kiện kinh doanh bất động sản của chủ thể kinh doanh dịch vụ tư vấn, quản lí bất động sản

Điều kiện của chủ thể kinh doanh dịch vụ tư vấn, quản lí bất động sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 74 và Khoản 1 Điều 75 Nghị định 76/2015/NĐ-CP là:

+ Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ tư vấn, quản lí bất động sản phải thành lập doanh nghiệp.

+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ quản lý nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở; thì phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Quý khách hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thủ tục theo số điện thoại. 024.3769.0339. Hotline: 0914.929.086. Email: [email protected]. Hoặc hiên hệ tới Công ty Luật Vietlink theo địa chỉ: P203 tòa nhà Giảng Võ Lake View, D10 Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội.

Thực hiện chỉ đạo này, qua rà soát, nhiều trường tiểu học không đảm bảo theo quy định và đã dừng việc dạy học 2 buổi/ngày và bán trú. Câu chuyện không có gì đáng nói khi thực hiện chuẩn hoá việc dạy và học, nhưng thời điểm dừng học bán trú và học 2 buổi/ngày là giai đoạn bước vào học kỳ II của năm học, gây khó khăn cho nhiều phụ huynh là công chức, viên chức, công nhân... khi phải sắp xếp thời gian đưa, rước và chăm sóc con.

Qua ghi nhận, nhiều phụ huynh trên địa bàn TP Cà Mau là công chức, viên chức, công nhân... ngày làm việc 8 tiếng, nên việc đưa rước con và giữ con ngoài giờ học đã ảnh hưởng rất lớn đến công việc hiện tại của họ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Mà việc nhờ người giữ hộ vào khung giờ các bé không lên lớp cũng là việc khó.

Các cơ sở giáo dục phải đảm bảo cơ sở vật chất và bữa ăn phù hợp cho trẻ khi học bán trú...

Là một trong những viên chức công tác ở lĩnh vực truyền thông nên công việc của chị H.Ngh lúc nào cũng phải ở trong tư thế chủ động, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi được cấp trên phân công. Chồng đi làm ăn xa, một mình chị vừa làm việc vừa lo cho con. Bởi thế, khi hay tin trường không còn dạy học bán trú, chị Ngh rất bàng hoàng, vì nếu không học bán trú thì buổi còn lại biết gửi con cho ai, nếu có công việc được phân công đột xuất. Chị Ngh bộc bạch: “Ban đầu nói chung là rất rối luôn, vì bé năm nay học lớp 2, cái tuổi lỡ cỡ để gửi ở các nhóm tư nhân. Tôi cũng không có người thân ở gần đây, hàng xóm thì mình không thể gửi nhờ hoài được, vì người ta cũng bận công việc. Vậy là chở con theo vào cơ quan, vì không dám để con nhỏ ở nhà một mình”.

Nhiều phụ huynh trên địa bàn TP Cà Mau cũng gặp khó như chị Ngh. Anh H.V. B có con đang học lớp 2, chia sẻ: “Trường con tôi đang học hiện từ lớp 3 tới lớp 5 đã dừng học bán trú rồi. Ðến nay cũng không nghe ngành chuyên môn thông báo là sang năm có dạy học bán trú hay không. Tôi định năm học tới chuyển trường cho con sang học trường có bán trú, vì nếu học 1 buổi/ngày thì gia đình không có người giữ cháu, rất khó khăn cho công việc hiện tại”.

Không chỉ riêng anh B mà cả chị Ngh cũng đang tìm trường phù hợp để chuyển con sang học. Chị Ngh bộc bạch: “Bé phải theo mẹ kiểu này thì không ổn, không đảm bảo sức khoẻ. Nếu trường hợp bé ở nhà thì cũng xem tivi và điện thoại suốt, không khéo ảnh hưởng đến thị giác của bé sau này”.

Có thể nói, rất nhiều phụ huynh có nhu cầu cho con học bán trú. Về những trăn trở của phụ huynh, phóng viên Báo Cà Mau có trao đổi với ông Lê Minh Trí, Trưởng phòng GD&ÐT TP Cà Mau. Ông Trí cho biết: “Hiện trên địa bàn, ngoại trừ Trường Phổ thông Hermann Gmeiner (thuộc Làng Trẻ em SOS Việt Nam), còn 3 điểm trường tiểu học đảm bảo các điều kiện, còn tổ chức học bán trú, gồm trường Lê Quý Ðôn, trường Nguyễn Văn Trỗi và trường Nguyễn Ðình Chiểu. Còn lại các trường chưa đủ điều kiện nên phải dừng. Lý do là cơ sở vật chất của trường chưa sẵn sàng cho học bán trú, như phòng ngủ cho trẻ, nhà vệ sinh cho trẻ, bàn ghế cho trẻ nghỉ, tỷ lệ giáo viên trên lớp chưa đảm bảo 1,5 giáo viên/lớp".

...và phải có đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định.

Về năm học 2024-2025, ông Trí cho biết thêm: “Sau khi Ðề án vị trí việc làm theo Thông tư 20 được phê duyệt, Phòng GD&ÐT sẽ điều chuyển nội bộ giáo viên về các trường có dự kiến tổ chức học bán trú để đảm bảo số lượng giáo viên 1,5 giáo viên/lớp. Tăng cường cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho các trường học bán trú theo quy định. Cơ bản sẽ tổ chức học bán trú ở những trường có đủ điều kiện”.

Theo công văn của Sở GD&ÐT, các cơ sở giáo dục dạy học 2 buổi/ngày phải đảm bảo điều kiện như: bố trí, sắp xếp bảo đảm tỷ lệ 1 phòng học/lớp, cơ sở vật chất, sĩ số học sinh/lớp theo quy định tại Ðiều lệ Trường Tiểu học; có đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định; bảo đảm tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp và cơ cấu giáo viên để dạy đủ các môn học, hoạt động giáo dục và tổ chức dạy học 2 buổi/ngày theo quy định...