Theo BHXH Việt Nam, thời gian qua, tỉ lệ số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN so với số phải thu đã giảm dần qua từng năm. Nếu như năm 2016 tỉ lệ này là 3,75% thì đến hết năm 2022 giảm xuống còn 2,91% (tương ứng hơn 13.000 tỉ đồng), thấp nhất từ trước đến nay. Trong số tiền nợ tại các đơn vị không có khả năng thu hồi (giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn) là hơn 3.100 tỉ đồng.
Cách xử lý nếu doanh nghiệp bị cưỡng chế nợ thuế
Theo Công văn 1695/TCT-QLN được Tổng cục thuế ban hành ngày 22/04/2016, một số doanh nghiệp khi bị cưỡng chế vần có thể được sử dụng hóa đơn lẻ để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể như sau:
Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu về “Tra Cứu Nợ Thuế Doanh Nghiệp“. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.
Hướng dẫn: Lập chứng từ nhập kho cho hộ kinh doanh theo Thông Tư 88
Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán
Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks
Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS
Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Khi nào đăng công khai nợ thuế doanh nghiệp?
Tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định về doanh nghiệp bị cơ quan quản lý thuế công khai nợ thuế doanh nghiệp khi thuộc một trong 9 trường hợp sau:
(1) Trốn thuế, tiếp tay cho hành vi trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, vi phạm pháp luật về thuế rồi bỏ trốn khỏi trụ sở kinh doanh; phát hành, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
(2) Không nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật thuế hiện hành.
(3) Ngừng hoạt động, chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế, không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
(4) Các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ thuế của tổ chức, cá nhân khác.
(5) Không thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật như: Từ chối không cung cấp thông tin tài liệu cho cơ quan quản lý thuế, không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra và các yêu cầu khác của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
(6) Chống, ngăn cản công chức thuế, công chức hải quan thi hành công vụ.
(7) Quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước hoặc hết thời hạn chấp hành các quyết định hành chính về quản lý thuế mà người nộp thuế hoặc người bảo lãnh không tự nguyện chấp hành.
(8) Cá nhân, tổ chức không chấp hành các quyết định hành chính về quản lý thuế mà có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
(9) Các thông tin khác được công khai theo quy định của pháp luật.
Tra cứu nợ thuế doanh nghiệp ở đâu? Khi nào đăng công khai nợ thuế doanh nghiệp? (Hình từ Internet)
Tra cứu nợ thuế doanh nghiệp ở đâu?
Nợ thuế doanh nghiệp là tình trạng doanh nghiệp chưa nộp đủ số tiền thuế và các khoản thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi hết hạn nộp theo quy định. Nói cách khác, đây là khoản tiền mà doanh nghiệp còn thiếu so với số tiền thuế mà họ phải nộp.
*Dưới đây là hai cách doanh nghiệp có thể tham khảo thực hiện để tra cứu nợ thuế doanh nghiệp:
1. Truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế:
Bước 1: Truy cập vào trang web chính thức của Tổng cục Thuế Việt Nam.
Bước 2: Tìm kiếm mục "Tra cứu thông tin nợ thuế" hoặc "Tra cứu thuế". Mục này thường được đặt ở vị trí dễ thấy trên trang chủ hoặc trong menu chính.
Bước 3: Nhập mã số thuế của doanh nghiệp mà bạn muốn tra cứu vào ô tương ứng. Mã số thuế là một dãy số duy nhất, được cấp cho mỗi doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh.
Bước 4: Nhấp vào nút "Tra cứu" hoặc "Tìm kiếm".
2. Liên hệ trực tiếp với Văn phòng Thuế:
Bước 1: Xác định Văn phòng Thuế nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.
Bước 2: Đến trực tiếp Văn phòng Thuế và yêu cầu được hỗ trợ tra cứu thông tin nợ thuế.
Bước 3: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết như:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Các giấy tờ liên quan khác (nếu có)
Lưu ý: thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Tra cứu nợ thuế doanh nghiệp
Để có thể tra cứu nợ thuế doanh nghiệp trên Thuế điện tử bạn cần làm theo đầy đủ các bước sau:
Bước 1: Đăng nhập vào trang thông tin điện tử của Cơ quan thuế: https://thuedientu.gdt.gov.vn.
Chọn phần DOANH NGHIỆP ở phía phải màn hình, sau đó chọn phần Đăng nhập.
Bước 2: Bạn đăng nhập với thông tin thuế và mật khẩu của doanh nghiệp. Lưu ý Tên đăng nhập ở đây chính là mã số thuế của doanh nghiệp và bắt buộc thêm hậu tố -pl ở phía sau, còn mật khẩu là mật khẩu bạn được cấp để đăng nhập hệ thống.
Bước 3: bạn tiếp tục chọn Tra cứu rồi chọn Số thuế còn phải nộp.
Bước 4: Tiến đến chọn kỳ tính, loại thuế và nhấn tra cứu. Tại ô Kỳ tính thuế bạn chọn tháng và năm muốn tra cứu thuế. Nếu bạn muốn tra cứu hết tất cả các thuế của doanh nghiệp còn đang nợ thì tại ô Loại thuế, bạn hãy để mặc định là Tất cả. Tuy nhiên, danh sách thuế này khá dài. Để xem chi tiết từng loại, bạn hãy chọn mũi tên xổ xuống để chọn xem các loại thuế khác như:
Sau khi chọn xong một trong những loại thuế trên bạn nhấn Tra cứu để truy xuất dữ liệu. Kết quả trả về sẽ như hình dưới.
Lưu ý ở cột nội dung kinh tế, bạn nên nắm ý nghĩa của một số mã sau để tiện tra cứu hơn:
4931: Tiền lãi phát sinh do nộp chậm tiền thuế GTGT (nếu có).
1052: Tiền thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp.
4918: Tiền lãi phát sinh do nộp chậm tiền thuế TNDN (nếu có).
2863: Tiền thuế Môn bài phải nộp.
4944: Tiền lãi phát sinh do nộp chậm tiền thuế Môn bài (nếu có).
Một vài lưu ý quan trọng nên nắm khi tra cứu nợ thuế doanh nghiệp đó là để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, bạn cần nộp cả tiền thuế và tiền lãi phát sinh (nếu có). Nếu thông tin hiển thị Chưa khóa sổ đồng nghĩa chưa đến hạn nộp các loại báo cáo và thuế của kỳ đó. Do đó, số liệu chưa được cập nhật đầy đủ và chính xác nhất.
Thông tin gì của người nộp thuế sẽ được công khai khi nợ thuế?
Tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định nội dung và hình thức công khai nợ thuế như sau:
Như vậy, khi người nộp thuế thuộc đối tượng bị công khai nợ thuế thì cơ quan quản lý thuế sẽ công khai các thông tin sau:
Bên cạnh đó, còn tùy trường hợp cụ thể khác nhau nên cơ quan quản lý thế sẽ công khai các chi tiết liên quan khác.
Ghi nhận tại các phiên giao dịch việc làm gần đây trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận cho thấy, DN có nhu cầu tuyển dụng hàng ngàn chỉ tiêu/phiên với các vị trí việc làm đa dạng, mức thu nhập từ 5-20 triệu đồng/tháng.
Ghi nhận tại Phiên giao dịch việc làm (GDVL) thanh niên tại huyện Đông Anh cho thấy, 48 doanh nghiệp, đơn vị có nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 3.328 chỉ tiêu (trong đó tuyển dụng, xuất khẩu lao động 2.528 chỉ tiêu, tuyển sinh 800 chỉ tiêu). Trước đó, tại Phiên GDVL trực tuyến kết nối 7 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang) diễn ra ngày 24/2 có 90 đơn vị, doanh nghiệp tuyển dụng 19.345 chỉ tiêu; riêng tại hệ thống Sàn GDVL Hà Nội có 34 doanh nghiệp cần tuyển 1.030 lao động.
Tham gia tuyển dụng tại Phiên GDVL thanh niên tại huyện Đông Anh, bà Nguyễn Thị Thu Hương- Trưởng phòng Tổ chức nhân sự Công ty Cổ phần Cơ khí Đông Anh Licogi cho biết, công ty hiện có hơn 6.000 lao động và đang có nhu cầu mở rộng sản xuất nên cần thêm hơn 100 lao động. Bên cạnh đó, từ đầu năm 2022 đến nay, do ảnh hưởng từ dịch bệnh, công ty đã có 252 lao động là F0, 150 lao động là F1. Với số lượng nhân lực là F0, F1 tăng chóng mặt, khiến công ty càng chật vật tìm lao động. Hiện Công ty cần tuyển các vị trí như kế toán, nhân viên hành chính nhân sự… (thu nhập từ 12-14 triệu đồng/tháng), công nhân (thu nhập từ 10 triệu đồng/tháng trở lên) đi kèm các chế độ đãi ngộ với NLĐ như: Thưởng tháng lương thứ 13, tặng quà các dịp lễ, tết... nhưng số lượng lao động ứng tuyển còn rất hạn chế.
Thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài, ông Lê Ngọc Hữu- Phụ trách tuyển dụng Công ty cổ phần Jvnet cho biết, sau 2 năm tạm trì hoãn vì dịch bệnh nên hiện nay nhu cầu tuyển lao động của các đối tác Nhật Bản đã tăng trở lại. Hiện, Công ty có nhu cầu tuyển dụng từ 1.500-1.800 lao động sang Nhật Bản làm việc trong các ngành nghề: Lao động nữ làm về thực phẩm, điện tử, cơm hộp, kiểm tra sản phẩm, hàng hóa; lao động nam về cơ khí, xây dựng, điều khiển máy móc… với mức thu nhập trên 30 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, qua các phiên GDVL và các kênh tuyển dụng, nhiều NLĐ vẫn e dè về dịch bệnh, nên chưa mạnh dạn làm hồ sơ.
Chia sẻ về các giải pháp hỗ trợ kết nối cung- cầu lao động, ông Nguyễn Hồng Dân- Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.Hà Nội cho biết, sau đợt dịch bùng phát lần thứ 4, thị trường lao động Hà Nội chịu ảnh hưởng không nhỏ. Tuy nhiên, Sở LĐ-TB&XH đã phối hợp với các sở, ngành tích cực tham mưu cho Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố có những chính sách, giải pháp, tích cực để nhanh chóng phục hồi thị trường lao động. Đến nay, thị trường lao động đã dần hồi phục và hoạt động bình thường trở lại. Tuy nhiên, theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH do tác động của dịch bệnh khiến lượng lao động là F0, F1 tăng cao; bên cạnh đó, nhiều DN phục hồi đã tăng cường quy mô, mở rộng sản xuất, nên trên địa bàn Thủ đô hiện có sự thiếu hụt lao động nhất định- khoảng hơn 50.000 lao động- tập trung vào những ngành, nghề như: Dịch vụ, sản xuất, xây dựng…
Để khắc phục tình trạng trên, Sở đã có những giải pháp cụ thể như: Đối với NLĐ chưa đáp ứng được công việc do thiếu hụt về trình độ, kỹ năng… sẽ được tổ chức đào tạo ngắn hạn, dài hạn để đáp ứng nguồn cung cho doanh nghiệp, qua đó giúp việc kết nối cung- cầu lao động được tiệm cận gần nhau hơn, doanh nghiệp nhờ đó sẽ tuyển dụng được nguồn nhân lực qua đào tạo để nhanh chóng phục hồi sản xuất kinh doanh. “Thời gian tới, Sở LĐ-TB&XH sẽ phối hợp với các sở, ngành, quận, huyện thị xã trên địa bàn tiếp tục khảo sát, rà soát nhu cầu tìm việc làm của NLĐ và nắm bắt nhu cầu tuyển dụng của DN, đơn vị để tiếp tục thúc đẩy kết nối cung- cầu lao động”- ông Dân thông tin.
Năm 2022, UBND TP.Hà Nội đã phê duyệt Đề án Nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống Sàn GDVL giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo và giao cho Sở LĐ-TB&XH phối hợp với các sở, ngành và quận, huyện triển khai hiệu quả nhất. Theo đó, hiện nay, Hà Nội có 15 điểm, sàn GDVL vệ tinh đặt ở 13 quận, huyện, thị xã, trong đó 2 sàn GDVL chính đặt tại quận Cầu Giấy và Hà Đông. Tới đây, Sở sẽ rà soát và nâng các điểm, sàn đó thành Sàn GDVL vệ tinh. Như vậy, Hà Nội sẽ có 1 sàn GDVL trung tâm và 13 sàn vệ tinh tại 13 quận, huyện, thị xã để tạo điều kiện cho NLĐ không phải đi xa tìm việc, tiết kiệm được thời gian và chi phí; các doanh nghiệp trên địa bàn có đặt hệ thống sàn GDVL vệ tinh có thể kết nối nhu cầu ngay tại nơi đó. Như vậy, nhà tuyển dụng và NLĐ có nhiều cơ hội tiếp xúc gần với nhau hơn.
Cũng theo ông Dân, từ đầu năm 2022 đến nay, Hà Nội đã tổ chức 2 phiên GDVL online kết nối với các tỉnh, thành phố phía Bắc để Hà Nội cung ứng nguồn lao động cho các nhà tuyển dụng tại các tỉnh, đồng thời thu hút, kết nối NLĐ các tỉnh lân cận tới làm việc cho DN trên địa bàn Thủ đô.
Thông tin thêm về các giải pháp hỗ trợ khôi phục thị trường lao động, ông Vũ Trọng Bình- Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, Cục Việc làm đã trực tiếp chỉ đạo 63 Trung tâm DVVL trên toàn quốc tổ chức các phiên GDVL tại địa phương và kết nối với các tỉnh, thành phố khác; tổ chức phiên GDVL kết nối các tỉnh, các cụm, thậm chí là hai miền Nam- Bắc để kịp thời cung ứng nguồn lao động. Bên cạnh đó, thực hiện chương trình phục hồi lao động của Bộ LĐ-TB&XH, tại các địa phương, các Sở LĐ-TB&XH sẽ phối hợp với doanh nghiệp hỗ trợ NLĐ để quay trở lại thị trường lao động như giảm tiền nhà trọ, hỗ trợ tiền đi lại… “Hiện, Bộ LĐ-TB&XH đang xin ý kiến các địa phương, các bộ, ngành trình Chính phủ quyết định hỗ trợ tiền thuê nhà cho NLĐ để giúp họ sớm quay trở lại thị trường lao động. Đồng thời, sẽ có nguồn vốn cho NLĐ vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội… Mọi hoạt động GDVL, kích cầu lao động đang được thúc đẩy mạnh mẽ với nỗ lực cao nhất để đảm bảo cho doanh nghiệp có lao động và hỗ trợ cho NLĐ sớm quay trở lại thị trường lao động an toàn trong mùa dịch”- ông Bình khẳng định.
https://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/