Giá Xoài Xuất Khẩu

Giá Xoài Xuất Khẩu

Nguyên liệu là khâu quan trọng nhất. Những trái xoài thơm ngon sẽ cho sản phẩm chất lượng tốt với giá trị dinh dưỡng cao

Xuất khẩu sang Trung Quốc gặp khó, giá xoài chạm đáy

Huyện Cái Bè là một trong những địa phương có diện tích trồng xoài lớn nhất tỉnh Tiền Giang, với diện tích khoảng 3.000ha. Trong đó, có 2.400ha xoài đang cho thu hoạch.

Những ngày qua, tình trạng giá xoài rớt chạm đáy trở thành vấn đề nóng ở các vườn xoài.

Giá xoài Đài Loan ở Tiền Giang hiện chỉ bán từ 2.000-5000 đồng/kg. Ảnh: Trần Khánh

Bà Ngô Thị Y ở xã Mỹ Lợi A (huyện Cái Bè) đang trồng 200 gốc xoài Đài Loan. Mỗi năm, bà thu hoạch từ 4-5 tấn trái. Với giá bán 30.000 đồng/kg, gia đình bà có lãi khoảng 30 triệu đồng.

Hiện nay, vườn xoài Đài Loan nhà bà Y đang vào mùa thu hoạch. Thế nhưng giá xoài hiện chỉ bán từ 2.000-5.000 đồng/kg.

Bà Y cho biết, do xoài không xuất khẩu được, tiêu thụ trong nước rất hạn chế. Giá xoài giảm thấp nhưng giá phân bón lại tăng cao.

"Vụ xoài này, gia đình ước tính thua lỗ hơn 15 triệu đồng" - bà Y nói.

Bà Nguyễn Thị Lập, chủ ở vựa trái cây Hùng Lập ở huyện Cái Bè có hơn 10 năm chuyên thu mua xoài các loại để xuất khẩu. Bà Lập cho biết, chưa bao giờ thấy giá xoài rớt thảm như năm nay.

Bà Lập cho biết, đa số xoài trong tỉnh xuất khẩu sang Trung Quốc, chỉ khoảng 30% đi các thị trường khác.

Nay thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc khó khăn. Giá xoài Đài Loan loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg; giá xoài loại 2 từ 2.000-3.000 đồng/kg.

Giá xoài cát Hòa Lộc cũng đang giảm sâu, hiện bán tại vườn chỉ bán được 18.000-20.000 đồng/kg. Ảnh: Trần Khánh

Giá xoài cát Hòa Lộc cũng đang giảm sâu dù đây là một trong những mặt hàng đặc sản của tỉnh Tiền Giang.

Giá xoài cát trên thị trường bán lẻ ở Tiền Giang đang dao động mức 20.00-32.000 đồng/kg. Ông Nguyễn Văn Tiếp - nông dân trồng xoài ở xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè (Tiền Giang) cho biết, giá xoài bán ngay tại vườn nhà ông chỉ được 18.000-20.000 đồng/kg.

Ông Tiếp kể, mùa nghịch vụ từ tháng 10 đến tháng 12, giá xoài tương đối cao, từ 50.000-60.000 đồng/kg. Vụ xoài năm trước, giá phân bón cũng ổn định nên nông dân có lãi.

Thế nhưng giá xoài cát đang giảm mạnh. Giá phân bón lại tăng cao, ảnh hưởng nặng nề đến nguồn thu. "Nông dân đang rất lo lắng vì thiếu vốn để đầu tư cho mùa vụ tiếp theo" - ông Nguyễn Văn Tiếp nói.

Giá xoài ở các tỉnh miền Đông cũng cùng chung số phận.

Vụ này, ông Trần Văn Minh ở xã Bình Châu (huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa-Vũng Tàu) ước thu khoảng khoảng 10 tấn trái trên vườn xoài 1ha của gia đình.

Thế nhưng với giá bán 5.000 đồng/kg, chỉ bằng một nửa so với vụ trước, ông chỉ thu hoạch phân nửa sản lượng. Càng hái xoài bán càng lỗ vốn, ông Minh đang để số xoài còn lại chín rụng trong vườn.

Xuất khẩu sang Trung Quốc gặp khó, giá xoài các loại đồng loạt giảm. Ảnh: Trần Khánh

Ông Nguyễn Văn Thành ở xã Túc Trưng (huyện Định Quán, Đồng Nai) cũng cho biết, chưa bao giờ thấy giá xoài Đài Loan rớt thảm như trong 2 năm trở lại đây.

Thời điểm trước khi có dịch Covid-19, giá xoài Đài Loan đỏ dao động từ 37.000-38.000 đồng/kg. Giá xoài Đài Loan xanh từ 25.000-30.000 đồng/kg. Ngoài ra, giá xoài Thái cũng bán được 32.000 đồng/kg.

Nhưng từ khi Trung Quốc tăng cường kiểm soát dịch bệnh và hạn chế thu mua ở các cửa khẩu biên giới, giá xoài các loại đồng loạt giảm.

Hiện, giá xoài Đài Loan đỏ chỉ còn 7.000đồng/kg; giá xoài Đài Loan xanh 2.000 đồng/kg; giá xoài Thái chỉ bán được 12.000 đồng/kg.

Toàn huyện Định Quán hiện có hơn 6.500ha xoài các loại. Trong đó, diện tích xoài Đài Loan chiếm gần 70%. Xã Túc Trưng có hơn 500ha xoài thì diện tích xoài Đài Loan cũng chiếm hơn 300ha.

Ông Đinh Công Tâm - Chủ tịch Hội Nông dân xã Túc Trưng (huyện Đình Quán) cho biết, thời gian qua, diện tích xoài Đài Loan tăng nhanh do bán được giá.

Giá xoài xuống thấp, lỗ vốn khiến nông dân lo lắng thiếu vốn tái sản xuất xoài cho vụ sau. Trong ảnh: nông dân trồng xoài ở Đồng Nai. Ảnh: Trần Khánh.

Thế nhưng nhược điểm của xoài Đài Loan là chỉ dùng để ăn sống, chưa thể chế biến thành các sản phẩm khác. Xoài Đài Loan lại xuất bán chủ yếu sang thị trường Trung Quốc.

Xuất khẩu gặp khó khăn, thương lái đã hạn chế thu mua. Xoài của nông dân tới lứa thu hoạch nhưng không bán được, đành neo lại trên cây chờ giá tốt hơn.

Ngoài yếu tố dịch bệnh Covid-19, sản lượng trái cây vụ hè tăng cũng ảnh hưởng đến giá trái cây nói chung ở các tỉnh thành phía Nam.

Hội Nông dân xã Túc Trưng đang tìm cách liên kết với các công ty để tìm đầu ra cho sản phẩm.

Sắp tới, Hội Nông dân sẽ tăng cường liên kết các nhà vườn lại trong mô hình kinh tế tập thể, đăng ký mã vùng trồng để tiến tới xuất khẩu chính ngạch.

"Vì tắc nghẽn xuất khẩu tiểu ngạch hoặc ùn ứ cục bộ ở thị trường nội địa gây ra rất nhiều rủi ro cho thu nhập của nông dân", ông Đinh Công Tâm nói.

Chia sẻ với Thanh Niên, ông Tạ Đức Minh, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, cho biết từ năm 2015, Nhật Bản cho phép nhập khẩu xoài tươi của Việt Nam nhưng đến nay sản lượng vẫn ở mức khiêm tốn.

Quả xoài tươi Việt Nam vẫn có tiềm năng lớn để vào thị trường Nhật Bản

Theo Hải quan Nhật Bản, xoài được nhập khẩu vào nước này có xuất xứ từ Mexico, Peru, Pakistan, Thái Lan, Đài Loan và Việt Nam với sản lượng năm 2022 là hơn 7.611 tấn. Trong đó, Việt Nam 843 tấn, Thái Lan 910 tấn, Pakistan 144 tấn, Mexico 3.747 tấn, Peru 1.342 tấn... Giá xoài Việt Nam xuất sang Nhật Bản là 370 yen/kg, Thái Lan 765 yen/kg, Pakistan 785 yen/kg, Mexico 457 yen/kg; Peru 472 yen/kg.

Ông Minh cho hay, quả xoài được người tiêu dùng Nhật Bản biết đến là loại trái cây có nhiều chất beta carotene tác dụng chống lão hóa cơ thể, mang lại vẻ đẹp cho làn da của nữ giới. Gần đây tại Nhật Bản có trào lưu ăn xoài "Mango Boom" và nhu cầu tiêu dùng quả xoài tăng lên nhiều.

Nhưng thời gian gần đây, các nước xuất khẩu xoài có sản lượng giảm sút, giá xoài nhập khẩu bị đẩy lên cao làm cho loại trái cây ưa thích của người Nhật Bản lại trở nên khó tiếp cận hơn trong bữa ăn hàng ngày.

Phải ổn định về nguồn cung, giá bán

Cũng theo ông Tạ Đức Minh, sau nhiều năm xuất khẩu, đến nay nhiều người tiêu dùng Nhật Bản đã biết đến xoài Cát Chu của Việt Nam. Đây là loại xoài thơm, vỏ từ xanh sang vàng, hình dáng giống như giọt lệ và có độ đường cao, được người Nhật Bản thích ăn.

Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu xoài tươi sang Nhật Bản khi thị trường này chỉ chấp nhận nhập khẩu giống xoài Cát Chu và có thể mở rộng thị phần nếu tương lai Việt Nam có thể đàm phán để mở rộng xuất khẩu thêm các giống xoài khác.

Qua nghiên cứu thị trường và trực tiếp trao đổi với các đối tác nhập khẩu, người tiêu dùng Nhật Bản thích loại trái cây tươi không quá nặng mùi, mùi không quá thơm. Họ thích quả xoài mùi hương nhẹ, quả xoài một phần vỏ má hồng đỏ, phần còn lại là màu xanh. Ở Việt Nam đang có loại xoài E2R2 - xoài giống Úc rất phù hợp với thị hiếu và thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng Nhật Bản.

"Do thị trường Nhật Bản có yêu cầu tiêu chuẩn cao, sản phẩm khó vào thị trường ngay lập tức nhưng nếu vào được thì có chỗ đứng lâu dài. Người tiêu dùng Nhật Bản luôn có sự nhạy cảm cao nếu liên tục thay đổi mức giá bán của sản phẩm. Các nhà nhập khẩu Nhật Bản luôn mong muốn có sự ổn định về giá cả, nguồn cung từ các đối tác xuất khẩu Việt Nam", ông Minh nói.

Ông Tạ Đức Minh cũng cho rằng, quả xoài Việt Nam đã thâm nhập vào Nhật Bản, nhưng để giữ được thị trường lâu dài, bền vững là việc không đơn giản. Nhật Bản có tiêu chuẩn cao đối với chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì bất kỳ lý do gì, chỉ cần một lô hàng không tươi ngon, không đảm bảo quy định vệ sinh an toàn thực phẩm, tồn dư chất bảo vệ thực vật... thì phía Nhật Bản sẽ tiến hành siết chặt, kiểm tra gắt gao, dẫn đến phát sinh nhiều chi phí, thời gian không mong muốn, ảnh hưởng đến xuất khẩu chung của cả ngành.

"Các doanh nghiệp cần thực hiện liên kết đồng bộ từ khâu trồng trọt, xử lý, bảo quản, vận chuyển và xuất khẩu để kiểm soát chặt chẽ chất lượng và các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, đảm bảo trái cây phải tươi ngon, giữ được chất lượng, thương hiệu và giữ được thị trường", ông Minh khuyến cáo.