Trước khi bước vào mùa tuyển sinh mới, việc lựa chọn ngành học phù hợp và đáp ứng được nhu cầu việc làm trong tương lai là điều nhiều bạn trẻ quan tâm. Với ngành Sư phạm tiếng Trung, để có thể đáp ứng được nhu cầu học của thí sinh, nhiều trường đại học trên cả nước đã mở ngành học riêng.
Cơ hội việc làm ngành Sư phạm tiếng Trung
Sư phạm tiếng Trung là ngành học thuộc khối ngành Sư phạm, nhiệm vụ đào tạo cử nhân đầy đủ phẩm chất nghề giáo cũng như nắm vững kiến thức chuyên môn để sau khi tốt nghiệp có thể đứng lớp giảng dạy tại các trường học công lập, tư thục hoặc trung tâm ngoại ngữ.
Đồng thời, người học ngành này sẽ được cung cấp thêm kiến thức chuyên ngành tiếng Trung để sau khi tốt nghiệp có thể tham gia nghiên cứu khoa học tại các trung tâm nghiên cứu hoặc theo học cao học.
Chị Dương Thu Hiền, đang giảng dạy tiếng Trung tại một trung tâm ngoại ngữ ở Hà Tĩnh cho biết thêm, ngoài tiếng Anh thì tiếng Trung rất được ưa chuộng ở Việt Nam. Sau khi ra trường, sinh viên nếu không tham gia công tác giảng dạy thì có thể ứng tuyển vào các công ty Đài Loan, Trung Quốc.
"Tiếng Trung học xong ra trường rất dễ xin việc, tất nhiên với điều kiện trong trường các em phải chăm chỉ học, thành thạo nhiều kỹ năng. Nếu muốn theo đuổi nghề giáo viên, thì tôi nghĩ sinh viên nên tiếp tục học lên thạc sỹ và lấy học bổng du học Trung Quốc hoặc Đài Loan. Sau khi về nước, bạn sẽ có đủ năng lực để vừa làm công ty vừa dạy thêm buổi tối ở trung tâm", chị Hiền cho hay.
Hiện mức lương dành cho sinh viên ngành Sư phạm tiếng Trung vừa mới ra trường làm việc ngoài cơ sở giáo dục công lập dao động từ 12 - 15 triệu đồng/tháng, có thể cao hơn tuỳ vào kinh nghiệm.
Cán bộ tại các cơ quan quản lý giáo dục
Bên cạnh trở thành một giáo viên, sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm có thể trở thành cán bộ tại các cơ quan giáo dục tại Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mức lương của cán bộ tại các cơ quan quản lý giáo dục được tính theo bậc lương công chức, viên chức Nhà nước.
Sinh viên Sư phạm tốt nghiệp không chỉ làm giáo viên. Thực vậy, sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm hiện nay có nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp không chỉ giới hạn trong lĩnh vực giáo dục.
Một vài nghề nghiệp mà sinh viên Sư phạm có thể lựa chọn sau khi ra trường như:
Sư phạm là một nghề vô cùng cao quý, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của đất nước.
Câu trả lời CÓ hay KHÔNG sẽ phụ thuộc vào từng cá nhân.
Bạn nên theo học ngành Sư phạm nếu bạn có những đặc điểm, tố chất phù hợp với ngành như: yêu thích việc truyền đạt kiến thức đến người khác; kỹ năng giao tiếp tốt; tỉ mỉ, cẩn thận; có khả năng nghiên cứu; tự tin khi đứng trước đám đông; v.v.
Triển vọng nghề nghiệp rộng mở cũng là một yếu tố đáng để bạn cân nhắc lựa chọn học ngành này.
Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Học Sư phạm Ra Làm Gì? Hướng Đi Nào Cho Sinh Viên Ngành Sư phạm” mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp đến các bạn học sinh sắp chuẩn bị thi Đại học/Cao đẳng hay các bạn sinh viên ngành Sư phạm những thông tin thú vị về cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.
Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.
Các bạn thí sinh cần hỗ trợ thêm thông tin liên hệ qua các số hotlines: 0977 334400 – 0966 337755 để được hỗ trợ tư vấn. Chúc các bạn chọn được ngành học phù hợp năng lực sở trường.
Nguồn bài viết: Theo Glints – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc.
Một số trường đào tạo ngành sư phạm tiếng Trung
Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) hiện chưa công bố đề án tuyển sinh năm 2024, nhưng dựa theo đề án năm 2023, ngành Sư phạm tiếng Trung của trường tuyển sinh theo 4 phương thức: xét tuyển thẳng và ưu tiên, xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét chứng chỉ ngoại ngữ, xét điểm thi Đánh giá năng lực.
Với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2023, ngành học này lấy ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển là 35,9 điểm (D01; D04; D78; D90).
Trường Ngoại ngữ (Đại học Thái Nguyên) là có chất lượng đào tạo ngành tiếng Trung được đánh giá cao và trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều thí sinh khi chọn trường, chọn ngành.
Nhà trường tuyển sinh ngành Sư phạm tiếng Trung theo 3 phương thức: xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển thẳng, xét học bạ. Năm 2023, với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, ngành học này lấy mức điểm chuẩn là 25,15 điểm (A01; D01; D04; D66).
Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Huế) - năm 2024, xét tuyển ngành Sư phạm tiếng Trung theo 4 phương thức: xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ, xét tuyển thẳng và ưu tiên, xét tuyển theo phương thức riêng của trường.
Năm 2023, ngành Sư phạm tiếng Trung của trường lấy mức điểm chuẩn trúng tuyển là 24,85 điểm (D01; D04; D15; D45).
Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Đà Nẵng) - năm nay, tuyển sinh ngành Sư phạm tiếng Trung theo 5 phương thức: xét tuyển thẳng, tuyển sinh theo đề án riêng của trường, xét học bạ, xét điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM, xét điểm thi tốt nghiệp THPT.
Với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2023, ngành này lấy mức điểm chuẩn tuyển khối D04 là 24,28 điểm và khối D01; D78; D96 là 24,98 điểm.
Trường Đại học Sư phạm TP.HCM - năm 2023, quy định mức điểm chuẩn với ngành Sư phạm tiếng Trung là 25,83 điểm, xét tuyển 2 tổ hợp môn thi D01; D04.
Ngoài phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, trường còn tuyển sinh theo 3 phương thức khác: xét tuyển thằng và ưu tiên, xét kết quả học bạ kết hợp thi đánh giá năng lực chuyên biệt, xét học bạ bậc THPT.
Ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên là một ngành đào tạo giáo viên dạy theo chương trình Giáo dục phổ thông mới về Khoa học tự nhiên, bao gồm Vật lý, Hóa học và Sinh học.
Trước đây phần lớn giáo viên THCS đều được đào tạo theo hướng đơn môn (chỉ dạy một trong ba môn Hóa học, Vật lý hay Sinh học). Do đó, ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên được ra đời - là ngành đào tạo giáo viên giảng dạy lĩnh vực Khoa học tự nhiên (một giáo viên dạy tích hợp cả ba môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) tại các trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Nhưng để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, cả nước sẽ cần một số lượng lớn đội ngũ giáo viên theo ngành này.
Thông tin xét tuyển ngành Sư phạm Khoa học Tự nhiên năm 2024
Ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên của Trường Đại học Tân Trào được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tuyển sinh và đào tạo từ năm 2022, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Chương trình có sự cập nhật phù hợp với tình hình trong nước và tham khảo chương trình của nước ngoài. Sinh viên sau tốt nghiệp có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo về phương pháp dạy học tích hợp, phân hóa; kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực; các kiến thức Vật lý, Hoá học, Sinh học để vừa nắm vững các nguyên lý khoa học tự nhiên, các nguyên lý ứng dụng công nghệ, vừa hiểu sâu các khái niệm, quy luật tự nhiên... Như vậy, sinh viên sẽ có cơ hội tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn để trở thành các nhà khoa học đơn ngành Vật lý, Hóa học, Sinh học và đa ngành Khoa học tự nhiên.
Sinh viên có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn như:
Ngưỡng nhận hồ sơ xét tuyển đối với ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên?
- Đối với phương thức xét điểm thi THPT/THPTQG: Tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển + điểm ưu tiên từ 19 điểm.
- Đối với phương thức xét điểm học bạ: Lớp 12 đạt học lực giỏi.
Cách thức đăng ký xét tuyển vào trường năm 2024
- Từ ngày 18/7 đến 17h00 ngày 30/7/2024, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần.
- Từ ngày 31/7 đến 17h00 ngày 06/8/2024, thí sinh nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng nguyện vọng bằng hình thức trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
- Thí sinh hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trước 17h00 ngày 27/8/2024. Thời gian nhập học trực tiếp sẽ thực hiện theo thông báo của Nhà trường.
Thông tin tuyển sinh năm 2024 chi tiết xem tại
Website: https://daihoctantrao.edu.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/daihoctantrao.edu.vn
Thí sinh cần hỗ trợ, tư vấn liên hệ Hotline: 0866.159.959.
Nhiều sinh viên của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho hay đã nhiều tháng qua không nhận được tiền hỗ trợ sinh hoạt phí.
Trần Phương Liên, sinh viên năm thứ hai Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho biết đã ký cam kết làm việc trong ngành giáo dục để được miễn học phí và nhận hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng sinh hoạt phí từ ngân sách. Tuy nhiên sau đợt chi trả cho học kỳ I năm thứ nhất cách đây gần 1 năm, sinh viên này chưa nhận được thêm khoản hỗ trợ nào. Điều này gây khó khăn cho Liên vì gia đình em có hoàn cảnh khó khăn. "Chính vì lý do được hỗ trợ sinh hoạt phí nên em đã chọn vào trường sư phạm để đỡ gánh nặng kinh tế cho gia đình" - Liên cho biết.
Khó khăn của Trần Phương Liên cũng là tình cảnh chung của sinh viên nhiều trường sư phạm trên cả nước. Theo Nghị định 116, từ năm 2021, sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ 100% tiền học phí cùng 3,63 triệu đồng/tháng chi phí sinh hoạt. Kinh phí này trích từ ngân sách của các địa phương, bộ, ngành, thông qua hình thức đặt hàng với các trường. Số chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm hằng năm do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) quy định. Chính sách này đã khiến nhiều sinh viên quyết định đăng ký học ngành sư phạm để giảm chi phí cho gia đình. Tuy nhiên trên thực tế, đến giờ các sinh viên sư phạm vẫn bị nợ khoản tiền hỗ trợ sinh hoạt phí này.
Lý giải việc nợ tiền sinh hoạt phí sinh viên, nhiều trường sư phạm cho biết thực tế này xuất phát từ việc đặt hàng đào tạo theo Nghị định 116 từ các địa phương và công tác phân bổ kinh phí còn nhiều vướng mắc. Các địa phương không mặn mà đặt hàng do chính sách này quy định sinh viên sau khi tốt nghiệp phải công tác trong ngành giáo dục, nếu không phải bồi hoàn kinh phí. Trong khi đó, lại không có cơ chế ràng buộc nào giữa sinh viên với địa phương. Ngoài ra, ngay cả khi sinh viên tốt nghiệp và quay về, các em vẫn phải thi tuyển viên chức theo các quy định của Bộ Nội vụ và chưa chắc trúng tuyển.
Sinh viên Đại học Sư phạm TP HCM trong giờ làm đồ án môn họcẢnh: TẤN THẠNH
Báo cáo mới đây gửi Chính phủ, Bộ GD-ĐT cho biết tỉ lệ sinh viên được địa phương đặt hàng, giao nhiệm vụ chỉ chiếm 17,4% so với số sinh viên nhập học và chiếm 24,3% so với tổng số sinh viên đăng ký hưởng chính sách. Số sinh viên đăng ký hưởng chính sách là 30.807 người, trong khi số lượng các địa phương đặt hàng là 1.928 và giao nhiệm vụ là 5.563. Số địa phương thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng là 23/63 tỉnh, thành. Như vậy, số sinh viên thuộc diện "đào tạo theo nhu cầu xã hội" và được ngân sách nhà nước cấp (thông qua Bộ GD-ĐT) chiếm tỉ lệ 75,7% so với số sinh viên đăng ký hưởng chính sách và 82,6% so với số sinh viên nhập học. Có thể nói phương thức đặt hàng/giao nhiệm vụ/đấu thầu đào tạo giáo viên không được triển khai theo mức độ, hiệu quả như quan điểm chủ đạo của Nghị định 116.
Có 6 cơ sở đào tạo đã được các địa phương sở tại, lân cận đặt hàng nhưng chưa chi trả kinh phí, hoặc mới trả kinh phí một phần nhỏ, trong đó có 2 trường trọng điểm là Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và Trường ĐH Sư phạm TP HCM. Điều này ảnh hưởng kinh phí đào tạo, kinh phí hỗ trợ cho sinh viên sư phạm và gây mất công bằng giữa các sinh viên sư phạm thực hiện theo cơ chế đặt hàng/giao nhiệm vụ/đấu thầu và sinh viên sư phạm đào tạo theo nhu cầu xã hội.
Hằng năm, Bộ Tài chính chỉ giao khoảng 54% nhu cầu kinh phí cấp cho sinh viên sư phạm của các cơ sở đào tạo giáo viên thuộc Bộ GD-ĐT. Vì vậy, kinh phí cấp cho sinh viên sư phạm luôn chậm so với kế hoạch đào tạo dẫn đến khó khăn cho cơ sở đào tạo giáo viên và sinh viên sư phạm. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng cho biết do sự phát triển không đồng đều, chênh lệch điều kiện nguồn lực, chính sách tài chính giáo dục giữa các địa phương dẫn đến nhiều địa phương khó khăn không đủ kinh phí để triển khai thực hiện đặt hàng/giao nhiệm vụ/đấu thầu đào tạo giáo viên.
Cũng theo Bộ GD-ĐT, phương thức đặt hàng, giao nhiệm vụ cũng không thống nhất tại các văn bản quy phạm pháp luật. Sinh viên đặt hàng/giao nhiệm vụ/đấu thầu được chi trả kinh phí từ ngân sách địa phương nhưng sau khi tốt nghiệp có thể không trúng tuyển vào công tác trong ngành giáo dục của địa phương. Thứ hai, việc chi trả kinh phí hỗ trợ cho sinh viên sư phạm từ địa phương khác đến học không phù hợp với quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, vì kinh phí địa phương nào thì chỉ dùng để bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đó.
Một bất cập nữa là nhu cầu tuyển dụng và đào tạo giáo viên gắn với việc cấp kinh phí cho sinh viên sư phạm nhưng không gắn với quyền được tuyển dụng, ưu tiên tuyển dụng sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp làm cho các địa phương e ngại trong việc bố trí kinh phí hỗ trợ nhưng không tuyển dụng được sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra, UBND các tỉnh cũng chưa quan tâm chỉ đạo, tổ chức phân công cho các cơ quan trên địa bàn triển khai hướng dẫn, theo dõi và đôn đốc sinh viên sư phạm thuộc đối tượng đặt hàng đào tạo.
Trước khó khăn của sinh viên khi chưa được nhận hỗ trợ sinh hoạt phí, GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội, cho biết trường phải làm công tác tư tưởng, động viên sinh viên để các em chia sẻ với khó khăn chung. Với sinh viên diện chính sách, đặc biệt khó khăn, trường hỗ trợ trước một phần từ nguồn lực của trường. Dự kiến trong tuần tới, Bộ GD-ĐT có thể rót kinh phí hỗ trợ về. Khi có tiền, trường sẽ sớm chi trả cho sinh viên.
Địa phương đặt hàng theo nhu cầu
Trong tờ trình gửi Chính phủ mới đây về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116 quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm, Bộ GD-ĐT đề xuất vẫn giữ phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng đào tạo sinh viên sư phạm. Tuy nhiên Bộ GD-ĐT đề xuất không bắt buộc các địa phương phải thực hiện mà tùy theo điều kiện, nhu cầu của các địa phương thực hiện theo Nghị định số 32 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
Bộ GD-ĐT cho rằng quy định này bảo đảm quy định rõ trách nhiệm ngân sách nhà nước phải bảo đảm kinh phí chi trả chính sách hỗ trợ cho sinh viên sư phạm theo phân cấp ngân sách. Cơ sở đào tạo thuộc bộ, ngành trung ương thì ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí, cơ sở đào tạo thuộc các địa phương thì địa phương bố trí kinh phí thực hiện.
"Quy định này bảo đảm các sinh viên sư phạm sẽ được chi trả kinh phí theo đúng quy định của Luật Giáo dục 2019, không còn tình trạng sinh viên sư phạm không được hưởng hoặc chậm được hưởng chính sách hỗ trợ như hiện nay. Đồng thời quy định này vẫn giải quyết được nhu cầu của các địa phương muốn đặt hàng tại các cơ sở đào tạo của địa phương hoặc các cơ sở đào tạo khác có chất lượng cao hơn" - Bộ GD-ĐT nêu rõ.
Hoãn thu học phí để giảm khó khăn
Đại diện Đại học Sài Gòn cho biết có gần 1.600 sinh viên trong 3 khóa đăng ký hưởng chính sách theo Nghị định 116. Ở mỗi khóa, trường đều gửi thông tin đến UBND, Sở GD-ĐT các tỉnh, thành nhưng hầu hết không phản hồi. Hiếm hoi, năm 2021, chỉ Long An và Ninh Thuận thông báo đặt hàng 34 sinh viên. Các em này đã được chi trả học phí và sinh hoạt phí đợt 1 và sắp được trả đợt 2. Năm 2022 và 2023 có Long An đã gửi thông báo đặt hàng và đang thực hiện các bước tiếp theo để chi trả học phí và sinh hoạt phí cho các em. Với số còn lại, nhà trường gửi đơn vị chủ quản là UBND TP HCM để giải quyết hỗ trợ. "Cả 3 năm qua, chúng tôi đều làm đúng quy trình nhưng hiện hơn 1.500 sinh viên chưa được nhận hỗ trợ"- đại diện Đại học Sài Gòn nói.
Hiện các trường làm nhiều cách để hỗ trợ sinh viên. Như tại Đại học Sài Gòn, trường hoãn thu học phí để sinh viên giảm bớt áp lực, đồng thời tiếp tục đề xuất đến cơ quan chủ quản.
Có phải học Sư phạm ra làm giáo viên? Để giúp bạn có thêm nhiều góc nhìn mới mẻ về cơ hội nghề nghiệp của sinh viên Sư phạm sau khi tốt nghiệp. Mời bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây với chủ đề “Học Sư phạm Ra Làm Gì? Hướng Đi Nào Cho Sinh Viên Ngành Sư phạm”.
Ngành sư phạm là gì? Ngành Sư phạm là một ngành khoa học về giáo dục và giảng dạy tại trường học. Người theo đuổi ngành Sư phạm sẽ tham gia vào sự nghiệp trồng người, đạo ra nguồn nhân lực chất lượng cho đất nước.
Sinh viên ngành Sư phạm sẽ được nghiên cứu về hoạt động giảng dạy và đào tạo con người, chủ yếu dựa trên kiến thức của Tâm lý học giáo dục và khám phá các khía cạnh khác như: phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá và phản hồi, lý thuyết giảng dạy.
Bên cạnh đó, người học ngành Sư phạm cũng thực hiện đánh giá các mục tiêu của nền giáo dục, qua đó đưa ra phương pháp phù hợp để đạt được các mục tiêu đó.
Học Sư phạm cần học những môn gì? Các môn học phổ biến trong ngành Sư phạm có thể kể đến như:
Ngành Sư phạm được chia thành nhiều chuyên ngành phù hợp với nguyện vọng của từng sinh viên, bao gồm:
Học Sư phạm ra làm gì? Nhóm ngành Sư phạm luôn là một trong những ngành học được lựa chọn nhiều nhất bởi triển vọng nghề nghiệp trong tương lai vô cùng rộng mở và đa dạng.
Trở thành giáo viên tại các cơ sở giáo dục là mong muốn của nhiều sinh viên học ngành Sư phạm.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm có thể lựa chọn làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập hoặc đơn vị tư nhân. Dưới sự phát triển của xã hội, các bậc phụ huynh ngày càng chú trọng hơn đến vấn đề học tập và phát triển toàn diện của con em, do đó ngày càng có nhiều trung tâm đào tạo tư nhân mở ra, chẳng hạn như trung tâm tiếng Anh, trung tâm đào tạo các môn năng khiếu, v.v.
Bởi vậy, nếu bạn là một người yêu thích việc truyền đạt kiến thức đến người khác thì trở thành giáo viên là một lựa chọn vô cùng phù hợp.
Mức lương của giáo viên có cao không? Theo đó, mức lương của giáo viên tại các đơn vị giáo dục công lập được tính dựa theo bậc lương công chức nhà nước. Đối với giáo viên tại các đơn vị đào tạo tư nhân, mức lương được tính theo nhiều cách khác nhau.