Sỏi tuyến nước bọt phổ biến ở người lớn. 80% trường hợp bắt nguồn từ các tuyến dưới hàm và làm tắc nghẽn ống Wharton.
Sỏi tuyến nước bọt có nguy hiểm không?
Sỏi tuyến nước bọt là một bệnh lý lành tính, có thể điều trị dứt điểm. Bên cạnh vấn đề về đau, nhất là đau khi ăn uống và thẩm mỹ, biến chứng nặng tuy ít gặp nhưng cũng có thể xảy ra. Các biến chứng nghiêm trọng của bệnh lý này bao gồm mức áp xe tuyến nước bọt, nặng hơn gây nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng và dẫn đến tử vong.
Vì sao nên loại bỏ sỏi tuyến nước bọt?
Dù sỏi tuyến nước bọt kích thước nhỏ và không có triệu chứng cũng cần được theo dõi và loại bỏ theo nhiều cách thích hợp như: dùng thuốc, massage tuyến hoặc phẫu thuật nội soi lấy sỏi…
Khi sỏi tuyến nước bọt biểu hiện triệu chứng, vấn đề loại bỏ sỏi càng cần thiết vì các lý do sau: tránh cản trở lưu thông nước bọt (do sỏi làm tắc nghẽn dẫn đến ứ đọng nước bọt trong tuyến gây đau đớn đặc biệt là khi ăn uống); tránh trường hợp tuyến nước bọt phình to gây biến dạng mất thẩm mỹ vùng mặt; việc ứ đọng ngược dòng nước bọt dai dẳng và tái đi tái lại sẽ dẫn đến viêm tuyến nước bọt mạn tính, giãn ống tuyến; gây biến chứng nhiễm trùng nặng như áp xe tuyến nước bọt, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng và có thể dẫn đến tử vong.
Cách phòng ngừa sỏi tuyến nước bọt
Nguyên nhân gây ra sỏi tuyến nước bọt vẫn còn nhiều tranh cãi, trong đó có nhiều giả thuyết về nhiễm trùng, lắng động cơ chất hóa học và ứ đọng nước bọt kéo dài sẽ tạo điều kiện để hình thành sỏi. Nhìn chung cơ chế vẫn chưa rõ ràng nhưng một khoang miệng sạch sẽ và uống đủ nước có thể tạo điều kiện để sự dẫn lưu nước bọt tốt, giảm số lượng vi trùng gây hại thì phần nào cũng giúp giảm nguy cơ phát sinh các yếu tố bất lợi tạo ra sỏi.
Ngoài ra, thăm khám tai mũi họng định kỳ mỗi năm 2 lần cũng là cách phòng ngừa bệnh tật nói chung và phát hiện sỏi tuyến nước bọt sớm.
Trẻ em có bị sỏi tuyến nước bọt không?
Sỏi tuyến nước bọt có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi và mọi giới tính. Nhưng hầu hết trường hợp thường gặp ở tuổi trung niên, nam giới mắc nhiều hơn nữ giới. Trẻ em hiếm khi có sỏi tuyến nước bọt.
Nguyên nhân gây sỏi tuyến nước bọt
Hầu hết sỏi nước bọt bao gồm canxi photphat với một lượng nhỏ magiê và cacbonat.
Các cơ chất có trong nước bọt có thể tạo thành một tinh thể cứng gây tắc nghẽn các ống dẫn nước bọt. Khi nước bọt không thể thoát ra khỏi một ống dẫn bị tắc, nó sẽ chảy ngược vào trong tuyến.
Tình trạng ứ đọng xảy ra phổ biến hơn ở những người mắc chứng suy nhược, mất nước, giảm lượng thức ăn ăn vào hoặc dùng thuốc kháng cholinergic. Sỏi dai dẳng hoặc tái phát dẫn đến nhiễm trùng tuyến liên quan. (1)
Sỏi tắc nghẽn gây sưng tuyến và đau, nhất là sau khi ăn, kích thích tiết nước bọt. Các triệu chứng có thể giảm dần sau vài giờ. Một số trường hợp sỏi chỉ gây ra triệu chứng gián đoạn từng đợt hoặc không có triệu chứng. Nếu sỏi nằm ở ống tuyến hoặc ngoại vi của tuyến, có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy nó ở đầu ra của ống dẫn.
Ngoài ra, dấu hiệu sỏi tuyến nước bọt còn có thể biểu hiện như sau:(2)
Sỏi tuyến nước bọt được phân làm 3 loại dựa theo kích thước phổ biến của nó.
Chẩn đoán sỏi tuyến nước bọt dựa trên đánh giá lâm sàng. Nếu không thấy rõ sỏi nước bọt khi khám, bệnh nhân có thể được cho uống nước ngọt. Ví dụ nước chanh, kẹo cứng hoặc một số chất khác kích thích tiết nước bọt.
Đôi khi, cần thực hiện các chẩn đoán hình ảnh để phát hiện sỏi nếu khám lâm sàng chưa rõ, ví dụ như chụp CT, siêu âm hoặc sialography có độ nhạy cao.
Kỹ thuật này có thể được thực hiện thông qua một ống thông được đưa vào ống dẫn giúp phân biệt giữa sỏi, hẹp và khối u; đồng thời khảo sát được hệ thống ống tuyến.
Chụp cắt lớp vi tính giúp khảo sát được vị trí sỏi ở ống tuyến hay nằm trong nhu mô. Ngoài ra, CT scan giúp phát hiện những biến chứng do sỏi như viêm nhiễm hay áp-xe tuyến và các cấu trúc lân cận.
Siêu âm (cản quang và thấu quang) đang được sử dụng ngày càng nhiều và có thể phát hiện khoảng 50-95% các loại sỏi.
Độ nhạy và độ đặc hiệu của MRI khoảng >90% và MRI dường như nhạy hơn trong việc phát hiện sỏi nhỏ và sỏi ống xa so với siêu âm hoặc chụp sialography tương phản.
Sỏi tuyến nước bọt có thể điều trị bằng thuốc, kết hợp với các phương pháp tại chỗ như xoa bóp hoặc sialogogues. Những trường hợp sỏi phức tạp, người bệnh cần được phẫu thuật để loại bỏ sỏi ra khỏi tuyến nước bọt.
Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau kết hợp với hydrat hóa và xoa bóp có thể làm giảm các triệu chứng ở bệnh nhân bị sỏi nước bọt.
Thuốc kháng sinh chống tụ cầu: Có thể được sử dụng để ngăn ngừa viêm tuyến nước bọt cấp tính nếu bắt đầu sớm.
Sỏi có thể trôi ra ngoài một cách tự nhiên hoặc khi dòng chảy nước bọt được kích thích bằng nước bọt. Người bệnh được khuyến khích ngậm một miếng chanh hoặc kẹo chua cứ sau 2-3 giờ.
Đối với sỏi tại lỗ ống nước bọt, có thể dùng tay bóp để nặn sỏi ra.
Nếu các phương pháp trên không thể tống sỏi ra khỏi tuyến nước bọt, phẫu thuật lấy sỏi sẽ được thực hiện.
Thủ thuật xâm lấn tối thiểu là hình thức điều trị phổ biến được sử dụng để điều trị sỏi tuyến nước bọt kích thước nhỏ hoặc trung bình nhất là với các sỏi ống tuyến. Bằng phương pháp nội soi ống tuyến lấy sỏi, bệnh nhân vẫn có thể bảo tồn được tuyến nước bọt và tránh được các biến chứng khi cắt bỏ tuyến nước bọt. (3)
Sỏi vừa hoặc lớn, thường ở tuyến mang tai, có thể được phá vỡ bằng tia laser (tán sỏi).
Phẫu thuật cắt bỏ tuyến chỉ được thực hiện khi không thể tiến hành thủ thuật xâm lấn tối thiểu để lấy sỏi trên bệnh nhân.
Do vị trí của chúng, sỏi tuyến nước bọt lớn hơn thường yêu cầu một quy trình phẫu thuật kết hợp với nội soi để loại bỏ chúng.
Công nghệ robot có thể giúp bác sĩ phẫu thuật có được hình ảnh rõ ràng hơn về khu vực và di chuyển xung quanh tốt hơn trong không gian chật hẹp.
Sỏi tuyến nước bọt hay xuất hiện ở đâu?
Sỏi tuyến nước bọt có thể hình thành phổ biến nhất ở tuyến hàm dưới hàm, kế đến là tuyến mang tai và tuyến dưới lưỡi.
Sau phẫu thuật sỏi tuyến nước bọt lên ăn gì, kiêng gì?
Sau phẫu thuật, người bệnh có thể bị đau vết mổ và khoảng 2 tuần sau mới hồi phục. Điều quan trọng là bạn cần ăn thức ăn mềm và uống thuốc giảm đau theo kê đơn của bác sĩ chuyên khoa trong quá trình phục hồi.
Để đặt lịch khám, tư vấn, điều trị các bệnh lý về tai mũi họng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách hàng có thể liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Sỏi tuyến nước bọt là một bệnh lý lành tính, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi giới tính. Bệnh có thể được điều trị bằng thuốc, liệu pháp massage tuyến nước bọt hoặc phẫu thuật trong các trường hợp sỏi phức tạp. Khi có các triệu chứng nghi ngờ sỏi tuyến nước bọt, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị sớm.
Các biện pháp tại chỗ (ví dụ, các chất lợi nước bọt, xoa bóp)
Đôi khi nặn ra bằng tay hoặc phẫu thuật cắt bỏ
Thuốc giảm đau, bù nước và xoa bóp có thể làm giảm các triệu chứng ở bệnh nhân có sỏi nước bọt.
Thuốc kháng sinh chống tụ cầu có thể được sử dụng để ngăn ngừa viêm tuyến nước bọt cấp tính nếu bắt đầu sớm.
Sỏi có thể trôi ra theo cách tự nhiên hoặc khi dòng nước bọt được kích thích bởi các chất lợi nước bọt; bệnh nhân được khuyến khích ngậm chanh hoặc kẹo chua 2 đến 3 giờ một lần. Sỏi ngay tại lỗ ống dẫn đôi khi có thể được nặn ra bằng tay bằng cách dùng các đầu ngón tay bóp. Nong ống dẫn bằng một đầu dò nhỏ có thể tạo điều kiện cho việc tống xuất sỏi.
Surgical removal of stones succeeds if other methods are ineffective. Sỏi ở hoặc gần lỗ của ống dẫn có thể được loại bỏ qua đường miệng, trong khi những viên sỏi ở rốn của tuyến nước bọt thường cần phải cắt bỏ hoàn toàn tuyến nước bọt. Những viên sỏi có kích thước lên đến 5 mm có thể được lấy ra qua nội soi (1, 2).
Tuyến nước bọt ở động vật có vú thuộc loại tuyến ngoại tiết, có ống tuyến và nang tuyến, vai trò là sản xuất nước bọt. Chúng cũng chế tiết amylase, một enzym cắt tinh bột thành maltose.
Tuyến nước bọt được chia thành các thùy. Mạch máu và thần kinh đi vào tuyến ở rốn tuyến và dần dần chia nhánh vào các thùy.
Các tế bào chế tiết hợp lại thành nang tuyến. Các nang tuyến sẽ đổ vào hệ thống ống tuyến. Có ba loại nang tuyến nước bọt, đó là nang nhầy, nang nước, và nang hỗn hợp tùy thuộc vào loại tế bào chế tiết của nang. Mỗi nang gồm một hàng tế bào, xung quanh là màng đáy, và bên ngoài là tế bào cơ - biểu mô, có nhiệm vụ co bóp để đẩy nước bọt vào ống tuyến.
Các ống tuyến nhỏ sẽ hợp lại để tạo thành ống gian tiểu thùy, rồi ống gian thùy, cuối cùng đổ vào ống chính và đổ vào miệng. Thành ống tuyến lớn sẽ giống với biểu mô niêm mạc miệng, biểu mô lát tầng không sừng hóa. Nước bọt có pH kiềm, sẽ nhanh chóng bất hoạt trong môi trường acid của dịch vị
Có rất nhiều tuyến nước bọt, gồm các tuyến nước bọt chính và các tuyến nước bọt phụ. Các tuyến nước bọt chính bao gồm: Tuyến mang tai: là tuyến lớn nhất, là tuyến nước bọt tiết thanh dịch, ống tiết là ống Stenon, chạy ở mặt ngoài cơ cắn, đổ vào miệng ở mặt trong má tương ứng vị trí răng số 7 hàm trên Tuyến dưới hàm: là tuyến nước bọt hỗn hợp, ống tiết là ống Wharton Tuyến dưới lưỡi: bao gồm rất nhiều tuyến nhỏ, là tuyến nước bọt hỗn hợp
Tuyến nước bọt hoạt động nhờ sự cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm.
Các sợi phó giao cảm đến tuyến nước bọt trong các dây thần kinh sọ. Tuyến mang tai nhận các sợi đi trong dây thiệt hầu (dây sọ IX) qua hạch tai, trong khi tuyến dưới hàm và dưới lưỡi nhận các sợi đi trong dây mặt (sọ VII) qua hạch dưới hàm.
Phần giao cảm chi phối cho tuyến nước bọt xuất phát từ các đốt Cổ 1 đến Cổ 3, các sợi tiền hạch đến synap ở các hạch cổ trên, các sợi hậu hạch sẽ đi đến tuyến nước bọt.
Kích thích hệ giao cảm và phó giao cảm đều làm tăng tiết nước bọt. Dùng atropin (chất ức chế phó giao cảm) sẽ gây giảm tiết nước bọt.
Vai trò nội tiết: mới được phát hiện ở tuyến nước bọt. Nó đảm bảo sự tăng sản những tổ chức trung mô như sụn, xương răng, sợi chun, hệ thống lưới nội mô, tổ chức liên kết và tạo máu. Hormon tuyến nước bọt là parolin
Vai trò tiêu hóa: nước bọt làm ướt và tan thức ăn, củng cố vị giác, thủy phân tinh bột
Vai trò bảo vệ: cuốn trôi vi khuẩn, tạo pH kiềm, hỗ trợ tái khoáng men răng, và có các chất diệt khuẩn, kháng thể
Vai trò bài tiết: những chất ngoại lai đưa vào cơ thể có thể nhanh chóng tìm thấy ở nước bọt
Khó chịu nhất là vào ban đêm, nước bọt làm cho em nhiều lần phải thức giấc nửa chừng để đi nhổ, gây mất ngủ trầm trọng. Đó có phải là một bệnh lý không, có thể khám ở đâu…? Em cảm ơn nhiều!
- Trả lời: Chào em, nước bọt được tiết ra từ các tuyến nước bọt chính (tuyến dưới hàm, dưới lưỡi, tuyến mang tai). Các tuyến nước bọt nhỏ nằm rải rác khắp niêm mạc hầu họng. Trong nước bọt chứa men tiêu hóa, nhiều kháng thể, chất nhầy mucin… làm ẩm niêm mạc miệng, niêm mạc họng, giúp bôi trơn đường tiêu hóa trên, tiêu hóa thức ăn, chống sâu răng...
Tuyến nước bọt có 2 chức năng: nước bọt được tiết ra liên tục (tuyến dưới hàm, dưới lưỡi và tuyến nước bọt nhỏ); và tiết ra khi ăn (tuyến mang tai). Trong một số trường hợp bệnh lý hay sử dụng một số loại thuốc có thể gây ra giảm hoặc tăng tiết nước bọt. Có hai loại nguyên nhân gây tăng tiết nước bọt, nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.
Sự tiết ra của nước bọt có tính phản xạ, chịu sự điều khiển của hệ thống thần kinh trung tâm, loại bệnh hay gặp ở phụ nữ có thai, bệnh Parkinson, người bệnh tai biến mạch não, bệnh tê liệt thần kinh mặt, di chứng viêm não… Ngoài ra, tăng tiết nước bọt còn gặp trong khi dùng thuốc như clozapin, các thuốc cholinergic… Hiện tượng tăng tiết nước bọt mang tính bệnh lý thường gặp ở bệnh viêm khoang miệng, viêm niêm mạc họng và khoang miệng bị kiềm acid ăn mòn, bị kích thích hoặc bị mưng mủ ở thành sau của họng, hầu họng và thực quản.
Ở trường hợp của em, tăng tiết nước bọt trong khi nghỉ ngơi (không trong bữa ăn) là chứng tăng tiết nước bọt của các tuyến dưới hàm, dưới lưỡi… Vì đây là triệu chứng biểu hiện của một số bệnh thuộc vùng tai mũi họng, hay có sử dụng thuốc làm tăng tiết nước bọt, nên em nên đến các cơ sở chuyên khoa tai - mũi - họng, răng - hàm - mặt để khám xem nguyên nhân do đâu thì việc điều trị mới hiệu quả.
Bác sĩ Phạm Thanh Sơn (BV Phương Đông, TP.HCM)