Tạp Chí Kinh Tế Cuối Năm 2024

Tạp Chí Kinh Tế Cuối Năm 2024

(TBKTSG Online) - Bộ phim mới của đạo diễn Niels Arden Oplev "Kẻ báo thù" (tựa gốc: Dead Man Down) sẽ được khởi chiếu từ ngày 15-3 tới.

Dấu ấn Cuộc thi "Vườn đẹp trang trại kiểu mẫu"

Xin giới thiệu cùng bạn đọc phóng sự Dấu ấn Cuộc thi "Vườn đẹp trang trại kiểu mẫu" của Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa do Đài PTTH Thanh Hóa thực hiện.

Một số dữ liệu gần đây đã phản ánh bức tranh kinh tế Mỹ có chiều hướng tích cực hơn so với các dự báo trước đó. Tăng trưởng GDP thực tế Quý II/2023 đạt 2,1% so với cùng kỳ năm 2022; dự báo GDP thực tế Quý III/2023 vẫn sẽ tiếp tục chiều hướng tăng trưởng tích cực, trong đó tiêu dùng và đầu tư doanh nghiệp đều tiếp tục tăng, trong khi tình trạng lạm phát đã được kiềm chế. Chỉ số lạm phát tổng thể hiện đang ở mức tăng 3,7% tháng 8/2023, nhích lên từ mức 3-3,2% trong 2 tháng trước đó (chủ yếu do giá năng lượng tăng trở lại), lạm phát lõi giảm về mức 3,2% tháng 8 (so cùng kỳ). Thị trường lao động vẫn tiếp tục được mở rộng (tháng 9 có thêm hơn 336.000 việc làm mới, từ mức 227.000 của tháng trước; tỷ lệ thất nghiệp giữ nguyên ở mức 3,8%). Trong bối cảnh một số nước, khu vực như Trung Quốc, EU vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, thương mại Mỹ vẫn duy trì đà tích cực (xuất khẩu tháng 9/2023 của Mỹ đạt 256 tỷ USD, cải thiện so với mức 251 tỷ USD tháng 8 vày 248 tỷ USD tháng 5, tháng 6; trong khi nhập khẩu 3 tháng gần nhất xoay quanh mức 311-314 tỷ USD, giúp cán cân thương mại dần được cải thiện, ở mức thâm hụt 58,2 tỷ USD tháng 8/2020 – là mức thấp nhất kể từ 9/2020). Lĩnh vực dịch vụ, tiêu dùng tiếp – tục là động lực thúc đẩy sự phục hồi của kinh tế Mỹ; chỉ số PMI dịch vụ liên tục ở mức trên 50 điểm từ tháng 2/2023 đến nay và hiện là 50,1 điểm (9/2023).

Theo báo cáo tháng (0/2023 của IMF, dự báo kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,1% năm 2023 và 1,5% năm 2024 (cao hơn lần lượt 0,3% và 0,5% so với báo cáo của tổ chức này hồi tháng 7/2023, do kinh tế Mỹ dự báo phục hồi nhanh hơn kỳ vọng).

Tuy nhiên, một số dự báo cho thấy kinh tế Mỹ vẫn còn có nhiều dấu hiệu quan ngại: số lượng nhà xây mới có chiều hướng giảm; tỷ lệ gửi tiết kiệm của các hộ gia đình sụt giảm, xu hướng thắt chặt chi tiêu đang gia tăng dù mùa mua sắm cuối năm đang tới gần. Bên cạnh đó, lĩnh vực sản xuất vẫn khó khăn và luôn ở trạng thái thu hẹp kể từ tháng 11/2022 đến nay (PMI sản xuất, ngoại trừ tháng 4 ở mức 50,2 điểm, còn. đều dưới 50 điểm và tháng 9/2023 là 49,8 điểm). Bên cạnh đó, mặc dù vẫn ở mức tăng trưởng song chỉ số PMI dịch vụ lại có xu hướng giảm trong 5 tháng trở lại đây (từ mức đỉnh 54,4 điểm tháng 5, xuống chỉ còn 50,1 điểm tháng 9 như nếu trên).

(i) Hiện các chuyên gia kinh tế sở tại đang đưa ra nhiều ý kiến trái chiều đối với triển vọng kinh tế Mỹ giai đoạn cuối năm 2023 và đầu năm 2024 do có nhiều nhân tố khó dự đoán và tác động chéo của các nhân tố này. Theo nghiên cứu của Bloomberg, 6 nhân tố sẽ có tác động đáng kể đến chiều hướng kinh tế Mỹ thời gian tới, trong ở đáng chú ý có thể kể tới là tỷ lệ thất nghiệp, tác động từ chính sách tăng lãi của FED vừa qua và có thế còn neo cao thời gian tới, chiều hướng suy giảm nói chung của nền kinh tế toàn cầu hay chiều hướng kinh tế – chính trị Mỹ và các nhân tố bất ngờ khác.

Tỷ lệ thất nghiệp: Các chuyên gia cho rằng trạng thái của thị trường lao động đang ngày càng trở thành một biến số lớn, khiến dự báo triển vọng kinh tế Mỹ trở nên khó khăn hơn. Mối quan hệ tuần hoàn giữa nhu cầu tuyển dụng mới, giữ chân người lao động hiện tại, hạn chế sa thải tiếp tục tạo thêm sức ép lên việc chỉ trả lương, phần nào cũng ảnh hưởng tới giá cả và tiêu dùng của người dân.

(ii) Tác động của việc FED thắt chặt tiền tệ: Chính sách thắt chặt tiền tệ (tiếp tục tăng lãi suất lần thứ 11 trong tháng 7 vừa qua) phần nào đã kiềm chế lạm phát, nhưng cũng gây hệ lụy tiêu cực, đó là lãi suất tăng khiến giá trái phiếu giảm mạnh, kéo theo nhiều ngân hàng nắm giữ trái phiếu này bị lỗ nặng, thậm chí là sụp đổ hồi tháng 3 vừa qua. Ngoài ra, do tác động toàn diện của việc tăng lãi suất được cho là có độ trễ từ 18 24 tháng, tác động từ việc FED liên tục tăng lãi suất từ đầu năm 2022 sẽ chỉ có thể thấy rõ hơn từ đầu năm 2024. Tuy nhiên, điểm tích cực là Chính h phủ Mỹ, FED và các cơ quan liên quan đã xử lý các ngân hàng phá sản khá êm thẩm (tương tự như Thụy Sỹ), giúp thị trường tài chính Mỹ và toàn cầu dẫn ổn định trở lại.

(iii) Sự sụt giảm kinh tế toàn cầu: Mỹ đang hưởng lợi từ việc tăng xuất khẩu trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc và EU khó khăn; nhưng về lâu dài sự phục hồi chậm của Trung Quốc và EU sẽ khiến Mỹ sụt giảm cả xuất khẩu và nhập khẩu, làm giảm đà phục hồi kinh tế Mỹ;

(iv) Lượng tiền tiết kiệm của người dân sụt giảm: các gói kích thích kinh tế đưa ra trong đại dịch Covid đã hết. Việc giá cả tăng cao sẽ khiến lượng tiền tích trữ của người dân Mỹ sụt giảm; kéo theo tiêu dùng cá nhân tăng thấp, khiến đà phục hồi kinh tế Mỹ chậm chạp hơn;

(v) Sự bất ổn chính trị của Mỹ: Chính phủ Mỹ đã tạm tránh bị đóng cửa, nhưng nguy cơ sẽ quay trở lại lớn hơn vào giữa tháng 11 khi quyết định tạm thời của Quốc hội hết hiệu lực. Đấu tranh giữa hai Đảng và rạn nứt trong nội bộ Đảng Cộng hòa cũng sẽ khiến lòng tin của người tiêu dùng Mỹ suy giảm.

(vi) Các nhân tố bất ngờ: Một số chuyên gia đánh giá kinh tế Mỹ có khả năng phải đối mặt cùng lúc với nhiều hệ lụy từ các biến động gần đây, như vụ đình công của các công nhân liên đoàn Ô tô có nguy cơ diễn ra trên diện rộng; các hộ gia đình Mỹ phải tiếp tục trả các khoản vay thời sinh viên sau gần 3,5 năm khiển kinh tế Mỹ có thế giảm 0,3%; giá dầu có thể tăng cao trở lại; lợi tức trái phiếu chính phủ và gián dầu cùng tăng đột biến khiến thị trường cổ phiếu bị ảnh hưởng…; diễn biến từ khủng hoảng quân sự Nga – Ukraine hay xung đột vũ trang ở Trung Đông gần dây…được cho là cũng sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng tới giá cả năng lượng, lương thực và nguồn cung một số hàng hóa ngũ cốc từ khu vực này tới các nước, trong đó có Mỹ

Trong bối cảnh chính trị Mỹ bước vào giai đoạn chạy đua tranh cử Tổng thống 2024, nhiều khả năng sẽ xuất hiện thêm các triển khai chính sách tập trung phục vụ đối nội, thu hút sự ủng hộ của cử tri như việc chính quyền chấp thuận cho việc triển khai tiếp xây dựng tường biên giới Mỹ – Mexico đã được thúc đẩy mạnh từ dưới thời cựu Tổng thống Trump hay tung ra 1 số gói hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Theo đánh giá của một số chuyên gia, kinh tế Mỹ sắp tới có khả năng rơi vào một trong ba kịch bản như sau:

– Kịch bản 1 – kinh tế Mỹ sẽ “hạ cánh mềm”: Mỹ vẫn ghi nhận mức tăng trưởng song ở mức thấp. Đây là kịch bản lý tưởng mà FED mong muốn. Bộ trưởng Tài chính Yellen và nhiều chuyên gia cũng cho rằng nền kinh tế Mỹ có thể hạ cánh mềm trong cuối 2023 và nửa đầu 2024, sau đó sẽ có thể tăng trưởng cao hơn trong năm 2025.

– Kịch bản 2 – kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái (tăng trưởng âm hai Quý liên tiếp): Giai đoạn mùa đông cuối năm 2023 và đầu năm 2024 đang được cho là thời điểm có nguy cơ diễn ra khả năng này nhất. Báo cáo thăm dò của hãng Deloitte đang cho thấy khả năng diễn ra kịch bản 2 hiện là 20%.

– Kịch bản 3 – lạm phát tăng trở lại: Một số ý kiến cho rằng kịch bản xấu thì lạm phát tổng thể có thể tăng trở lại đến 4,5%. Nguy cơ này xảy ra khi các chuỗi cung bị gián đoạn, tiền lương tăng cao khiến giá cả tăng theo và các chính sách kiềm chế lạm phát của FED không còn tác dụng.

Nhiều ý kiến hiện đang tỏ ủng hộ cho khả năng diễn ra kịch bản 1 của FED, do đó dựa trên cơ sở đánh giá của kịch bản này để điều chỉnh các chính sách lãi suất, trong đó đã tăng nhẹ (tháng 7/2023) và tạm dừng, tiếp tục giữ nguyên trong nửa đầu năm 2024.

Có lẽ chưa bao giờ ngành tôm thế giới trải qua thời kỳ khó khăn như năm 2023, khi sản lượng tôm tăng nhưng giá cả sụt giảm, theo cách nói của người nông dân Việt Nam là “Được mùa rớt giá”. Dù nhiều quốc gia đã “kìm hãm” tốc độ nuôi trồng thủy sản (NTTS) xuất khẩu, nhưng do hàng tồn kho của năm 2022 khá lớn và kinh tế thế giới suy thoái nên việc xuất, nhập khẩu tôm gặp khó khăn hơn bao giờ hết. Ước tính sản lượng tôm trên toàn thế giới năm 2023 đạt khoảng 5,07 triệu tấn, giảm 1% so năm trước.

Theo Hiệp hội Tôm Thái Lan, tổng sản lượng tôm ở Thái Lan năm 2023 đạt 280.000 tấn (tương đương năm 2022), trong khi xuất khẩu tôm dự kiến chỉ đạt khoảng 120.000 tấn. Giá tôm xuất khẩu thấp và chi phí nuôi trồng tăng cao khiến kim ngạch xuất khẩu ảnh hưởng. Hiện tại, Thái Lan chỉ có thể xuất khẩu 900 tấn tôm sang EU mỗi năm, giảm nhiều so với mức 60.000 tấn những năm trước.

Việc nông dân “treo ao” khiến ngành tôm Thái Lan cũng lao đao. Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu tôm nguyên liệu đông lạnh ở Thái Lan tăng gấp đôi (lên 15.000 tấn) để bù đắp cho sản lượng tôm trong nước giảm. Trong đó, Thái Lan chủ yếu nhập từ Việt Nam (khoảng 31.000 tấn).

Không chỉ riêng Thái Lan, sản lượng tôm Ấn Độ trong năm 2023 ước tính cũng giảm khoảng 30% so năm trước. Trong các quốc gia xuất khẩu tôm, chỉ có Ecuador là xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ về khối lượng với 1,01 triệu tấn tôm được xuất khẩu trong 10 tháng, kim ngạch đạt 5,31 tỷ USD (giảm 6% so cùng kỳ năm trước).

Xuất khẩu của Ecuador chủ yếu tăng trưởng tại thị trường Trung Quốc. Trong 3 quý đầu năm 2023, xuất khẩu tôm của nước này sang Trung Quốc tăng trưởng so cùng kỳ ở mức 26% về lượng, tuy nhiên chỉ tăng 2% về giá trị. Nhiều chuyên gia đánh giá, việc “chấp nhận xuất khẩu tôm giá rẻ”

của Ecuador là nhằm tránh lượng hàng tồn kho quá lớn, do sản lượng tôm của nước này tăng đột biến trong vài năm gần đây. Xuất khẩu tôm của Ecuador vào châu Á trong năm 2023 giá trị giảm tới 42%.

Thời điểm tháng 6 năm 2023, giá tôm thẻ chân trắng (TTCT) cỡ 60 con/kg giảm mức thấp kỷ lục với 3,83 USD/kg ở Việt Nam; 2,88 USD/kg ở Ấn Độ và 2,20 USD/kg ở Ecuador.

Mới đây, trong khuôn khổ Festival Tôm Cà Mau năm 2023, Bộ NN&PTNT thông tin mục tiêu phát triển ngành tôm giai đoạn 2021 – 2025 có tổng sản lượng 1.100.000 tấn; giá trị kim ngạch xuất khẩu 8,4 tỷ USD. Trong giai đoạn 2025 – 2030, tổng sản lượng 1.300.000 tấn; giá trị kim ngạch xuất khẩu 12 tỷ USD.

Hiện các sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu đến khoảng 100 quốc gia với 5 thị trường lớn: Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Việt Nam đang giữ vị trí cường quốc xuất khẩu tôm trong top 3 của thế giới. Giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam chiếm 13 – 14% tổng giá trị xuất khẩu tôm của toàn thế giới. Quan trọng hơn, ngành tôm đang giải quyết việc làm cho trên 3 triệu lao động vùng ven biển, ngập mặn, vốn là vùng khó khăn.

Từ tháng 1 đến tháng 11/2023, sản lượng thủy sản nuôi trồng Việt Nam ước đạt trên 4,9 triệu tấn, tăng 4,2% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, tôm đạt 1.100.400 tấn, tăng 5,9%. Các mô hình nuôi TTCT siêu thâm canh, thâm canh; tôm sú thâm canh, bán thâm canh, mô hình nuôi quảng canh đang rất hiệu quả. Sản lượng tôm 11 tháng đầu năm 2023 tăng, trong đó tôm sú đạt 252.600 tấn, tăng 1,5%; TTCT đạt 779.700 tấn, tăng 7,3%.

Giá tôm thế giới vẫn trong xu hướng giảm kể từ năm 2014 đến nay. Thống kê cho thấy tới cuối tháng 10/2023, trung bình xu hướng giá tôm thế giới giảm 9,1% so đầu năm 2023 và giảm 26,3% so đầu năm 2022.

Những tháng gần đây, giá tôm nguyên liệu có xu hướng tăng, xuất khẩu trong quý III và quý IV đều có dấu hiệu tích cực. Hai thị trường chủ lực là Mỹ, Trung Quốc bắt đầu gia tăng nhu cầu và xuất khẩu tôm của Việt Nam sang 2 thị trường lớn này đều ghi nhận tăng trưởng dương trong 2 tháng trở lại đây. Bên cạnh đó, một số thị trường như Nhật Bản, Australia, Canada cũng tăng cường nhập tôm từ Việt Nam.

Song, việc sản phẩm tôm tồn kho nhiều trong năm 2023 đã khiến nhiều doanh nghiệp giảm nguồn thu và chịu áp lực không nhỏ từ lãi suất vốn vay ngân hàng. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần có sách lược vượt khó cho riêng mình mới có thể tồn tại, từ đó tranh thủ thời cơ khi thị trường hồi phục hoàn toàn.

VASEP dự báo tình hình xuất khẩu tôm năm 2024 sẽ có nhiều khả quan. Nguồn cung tôm Ecuador đã và đang chững lại, giảm nhẹ. Xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ phục hồi và tăng nhẹ 10 – 15% vào năm 2024.

Thị trường Trung Quốc vẫn là dư địa lớn, chiếm hơn 50% thị trường tiêu thụ tôm của thế giới. Vừa qua, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã công bố danh sách hơn 800 doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc. Đồng thời, Trung Quốc đã phê duyệt mã sản phẩm cho 40 cơ sở bao gói cua, tôm hùm sống và 5 cơ sở bao gói tôm sú, TTCT, 128 loại sản phẩm và 48 loài thủy sản của Việt Nam. Việt Nam là nhà cung cấp thủy sản lớn thứ 7 cho thị trường Trung Quốc năm 2023.

Trung Quốc tăng nhập khẩu trong quý cuối năm và cao điểm tháng 12/2023, tháng 1 và tháng 2/2024 để phục vụ Tết Nguyên đán và các lễ hội.

Theo VASEP, ngành tôm nuôi ở châu Á đang bước vào mùa sản lượng thấp điểm từ tháng 11/2023 đến tháng 2/2024, đây được xem là thời cơ xuất khẩu cho Việt Nam. Hiện, các doanh nghiệp nước ta đang tăng tốc xuất khẩu cuối năm, giúp thị trường tôm sôi động.

Được biết tại Bạc Liêu, trong tháng 11/2023 giá tôm sú ướp đá cỡ 20 con/kg, trung bình được thu mua ở mức 210.000 đồng/kg, tăng 27.500 đồng/kg so tháng 10/2023; cỡ 30 con/kg ở mức 157.500 đồng/ kg, tăng 30.000 đồng/kg. Giá TTCT ướp đá cỡ 30 con/kg trung bình ở mức 130.000 đồng/kg, tăng 6.730 đồng/kg; cỡ 40 con/ kg 115.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg…

Để tận dụng được những lợi thế sẵn có, đón đầu cơ hội từ thị trường xuất khẩu, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản, bà Vương Thị Oanh, đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) đề nghị các cơ quan quản lý Nhà nước, Hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp, thương nhân, trước hết cần tập trung kiện toàn chuỗi sản xuất, nâng cao chất lượng nguồn cung và phát triển xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, uy tín và thương hiệu.

Cùng đó, các doanh nghiệp phải chủ động tăng sức cạnh tranh và tận dụng tối đa các lợi thế. Cần chú trọng đa dạng hóa các sản phẩm, đặc biệt đẩy mạnh sản xuất sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm giá trị gia tăng.

Chia sẻ với phóng viên, ông Hồ Quốc Lực – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Sao Ta cho biết: “Để tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, chúng tôi chủ trương phát triển vùng nuôi bền vững, giảm giá thành sản phẩm. Đây là giải pháp vừa căn cơ vừa lâu dài”.

ÔNG VŨ BÁ PHÚ, CỤC TRƯỞNG CỤC XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI, BỘ CÔNG THƯƠNG

Xây dựng kế hoạch phát triển thị trường hợp lý

Mỗi thị trường trên thế giới có một đặc thù riêng, do vậy cần nghiên cứu, cập nhật thường xuyên về thị hiếu tiêu dùng, chủng loại sản phẩm, dung lượng thị trường, mức độ cạnh tranh với các nước cùng sản xuất và xuất khẩu, để làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển thị trường hợp lý. Cục Xúc tiến thương mại sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển những mặt hàng thủy sản

giá trị gia tăng cao, đa dạng hóa sản phẩm chế biến phù hợp với thị hiếu, văn hóa tiêu dùng của từng thị trường, hướng tới phân khúc các thị trường cao cấp với giá bán cao hơn. Ngoài ra, hỗ trợ doanh nghiệp trong phát triển thương hiệu thủy sản, nhất là sản phẩm tôm có thương hiệu của Việt Nam đạt các chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại các thị trường xuất khẩu...

ÔNG TRƯƠNG ĐÌNH HÒE, TỔNG THƯ KÝ VASEP

Tăng cường các sản phẩm thế mạnh

Các doanh nghiệp phải tăng cường các sản phẩm thế mạnh như: sản phẩm hữu cơ, bền vững, giá trị gia tăng; đồng thời, tận dụng triệt để các lợi thế từ Hiệp định EVFTA nhằm tăng sức cạnh tranh. Để gia tăng kim ngạch xuất khẩu tôm vào thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp cần phải linh động với hình thức xuất khẩu, lựa chọn cách thức thanh toán phù hợp. Đồng thời, cập nhật các chính sách nhập khẩu của Trung ương và địa phương. Trước mắt cần tận dụng lợi thế địa lý để đẩy mạnh xuất khẩu tôm vào thị trường Trung Quốc, nhất là tôm sú.