Tỉnh Quảng Bình Có Bao Nhiều Cửa Khẩu Ở Oslo

Tỉnh Quảng Bình Có Bao Nhiều Cửa Khẩu Ở Oslo

Quảng Bình có hai cửa khẩu với Lào đó là Cửa khẩu quốc tế Cha Lo và cửa khẩu phụ Cà Roòng.

© Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Trụ sở: 16 Lê Hồng Phong - Ba Đình - Hà Nội.

Điện thoại: Văn phòng: 080 43162; Fax: 080.48924

Email: [email protected]

Bản quyền thuộc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Trong công văn số 62/CV-HH của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) do Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền ký, gửi Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình và Chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo cho biết, trên cơ sở ý kiến phản ánh liên tục trong thời gian gần đây của các thành viên hiệp hội, VATA được thông tin nhiều doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa quá cảnh đang gặp nhiều khó khăn tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình).

Cụ thể, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo đã tạm dừng đưa hàng hóa quá cảnh qua khu vực giám sát hải quan đối với nhiều doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa và thuộc trường hợp hàng hóa quá cảnh theo Điều 8 khoản 2 điểm a của Nghị định 128/2020/NĐ- CP của Chính phủ ngày 19/10/2020 (“XPVPHC”).

Theo đó, Hiệp hội cho rằng việc tạm dừng hàng hoá qua khu vực giám sát hải quan và xử phạt vi phạm hành chính nêu trên đối với các doanh nghiệp vận chuyển hàng hoá quá cảnh là không phù hợp.

Hiệp hội Vận tải ô tô lấy dẫn chứng, theo Điều 73.3 của Luật Hải quan, việc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không áp dụng đối với hàng hóa quá cảnh.

Tại Công văn số 7396/TCHQ-ĐTCBL của Tổng cục Hải quan ngày 20/11/2020 gửi cho các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa quá cảnh (Công văn 7396), Tổng cục Hải quan đã yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ kiểm tra thực tế hàng hóa, khám xét đối với các container, phương tiện vận chuyển hàng hóa quá cảnh có dấu hiệu vận chuyển hàng cấm, không đi đúng tuyến đường và không đúng thời gian quy định.

"Do vậy, hiệp hội cho rằng các thông báo gần đây của Chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo về việc tạm dừng đưa hàng hóa quá cảnh qua khu vực giám sát hải quan là không phù hợp với Điều 73 của Luật Hải quan và chỉ đạo của Tổng cục Hải quan tại Công văn 7396", ông Quyền cho biết.

Thông tin về hàng hóa và số lượng hàng hóa quá cảnh là do bên thuê dịch vụ quá cảnh (chủ hàng nước ngoài) cung cấp. Các doanh nghiệp chỉ khai hải quan dựa theo thông tin do chủ hàng nước ngoài cung cấp.

Hàng hóa quá cảnh được chứa trong các container đều có niêm phong. Các doanh nghiệp vận chuyển hàng hoá quá cảnh nhận hàng từ phương tiện vận tải của chủ hàng nước ngoài chuyển qua phương tiện vận tải của các doanh nghiệp vận chuyển hàng hoá quá cảnh. Việc nhận hàng được thực hiện trong khu vực giám sát của hải quan cửa khẩu nhập và có sự chứng kiến, giám sát của cán bộ hải quan cửa khẩu nhập.

Ngay sau khi hàng hóa quá cảnh chuyển qua phương tiện của các doanh nghiệp vận chuyển, các container hàng hóa quá cảnh được kẹp chì niêm phong của cơ quan hải quan cửa khẩu nhập. Do vậy, các doanh nghiệp vận chuyển không thể can thiệp vào hàng hóa quá cảnh trong các container kẹp chì niêm phong.

Theo hợp đồng dịch vụ quá cảnh, chủ hàng nước ngoài và doanh nghiệp vận chuyển hàng hoá quá cảnh thống nhất thỏa thuận là chủ hàng nước ngoài phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về số lượng, chất lượng và chủng loại hàng hóa quá cảnh. Điều này nghĩa là các doanh nghiệp vận chuyển không chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng và chủng loại hàng hóa quá cảnh.

Theo quy định của Điều 253 của Luật Thương mại và Điều 43.3 của Nghị định 08/2015/NĐ-CP2, các doanh nghiệp vận chuyển hàng hoá quá cảnh có trách nhiệm đảm bảo nguyên trạng niêm phong. Trên thực tế, các doanh nghiệp này không được phép mở các container ra để kiểm tra hàng hóa và số lượng hàng hóa quá cảnh trước khi làm thủ tục hải quan.

"Do vậy, các doanh nghiệp vận chuyển hàng hoá quá cảnh không có lỗi trong hành vi của chủ hàng nước ngoài liên quan đến hành vi khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa và thuộc trường hợp hàng hóa quá cảnh", Hiệp hội nhấn mạnh.

Theo Điều 2.1 và Điều 2.2 của Luật Xử lý vi phạm hành chính”, xử phạt vi phạm hành chính là việc xử phạt đối với hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Do doanh nghiệp vận chuyển không có lỗi nên việc xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp vận chuyển liên quan đến hành vi khai sai nêu trên là không áp dụng đúng đối tượng vi phạm và cũng không phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Từ các lý do nêu trên, VATA kiến nghị Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình và Chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo không tạm dừng hàng hóa quá cảnh qua khu vực giám sát hải quan nếu không có căn cứ rõ ràng về việc doanh nghiệp VCHHQC vận chuyển hàng cấm, không đi đúng tuyến đường và không đúng thời gian quy định theo đúng chỉ đạo của Tổng cục Hải quan tại Công văn 7396.

VOV.VN - Sau khi Hiệp hội Vận tải ô tô gửi văn bản, Tổng cục Hải quan đã có chỉ đạo, yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố giám sát, không giải quyết thủ tục hải quan đối với xe quá khổ giới hạn vận chuyển hàng hóa quá tải từ bên kia biên giới vào nội địa nước ta.

"Không xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa quá cảnh liên quan đến hành vi khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa và thuộc trường hợp hàng hóa quá cảnh theo Điều 8 khoản 2 điểm a của Nghị định 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/10/2020", Chủ tịch VATA kiến nghị.

Đồng thời, VATA đề nghị xem xét phối hợp với các Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập để có cơ chế kiểm tra thực tế hàng hóa tại hải quan cửa khẩu nhập của Việt Nam mà không kiểm tra thực tế hàng hóa tại hải quan cửa khẩu xuất của Việt Nam và chỉ xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm khai sai của chủ hàng nước ngoài./.