Người lao động ký hợp đồng thử việc từ ngày 1/2/2020 đến hết ngày 31/3/2020, không đóng bảo hiểm thất nghiệp. Ngày 1/4/2020, người lao động ký hợp đồng lao động chính thức và tham gia BHXH. Ngày 10/1/2024, người lao động và công ty thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. Trong thời gian làm việc chính thức, người lao động nghỉ thai sản 6 tháng.
Mức lương tính trợ cấp thôi việc
Theo như quy định tại Nghị định 145 của Chính phủ thì mức lương tính trợ cấp thôi việc là mức lương bình quân của 6 tháng liền kề được thỏa thuận trên hợp đồng lao động trước khi người lao động nghỉ việc. Đặc biệt, tại nghị định này cũng đã bổ sung thêm một số cách để xác định tiền lương tính trợ cấp thôi việc trong trường hợp người lao động thực hiện ký kết nhiều hợp đồng liền kề nhau:
- Tiền lương bình quân của 6 tháng nối tiếp nhau được quy định tại hợp đồng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng.
- Nếu hợp đồng lao động cuối cùng của người lao động bị vô hiệu hóa thì tiền lương để tính trợ cấp sẽ do hai bên thỏa thuận, tuy nhiên phải đáp ứng điều kiện không được thấp hơn mức lương theo thỏa ước lao động tập thể hoặc mức lương tối thiểu của vùng.
Phân Biệt Trợ Cấp Thôi Việc Và Trợ Cấp Mất Việc
Trợ cấp thôi việc được hiểu đơn giản là một khoản tiền mà người lao động được nhận từ người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động trong một số trường hợp người lao động đã làm việc cho người sử dụng thời gian 12 tháng trở lên và một số trường hợp do luật định.
Trợ cấp mất việc được hiểu là một khoản trợ cấp mà người lao động được nhận từ người sử dụng lao động khi bị mất việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc là do kinh tế, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách hợp tác xã, doanh nghiệp.
Trên đây là tất cả các thông tin liên quan đến trợ cấp thôi việc mà Lê Ánh HR muốn gửi gắm đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi bài viết, hy vọng bài viết đã giúp bạn tìm hiểu thêm kiến thức mới. Xin cảm ơn!
Lê Ánh HR - Nơi đào tạo hành chính nhân sự uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học hành chính nhân sự, khóa học C&B ... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.
Để biết thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.88.55 để được tư vấn trực tiếp về các khoá học này.
Ngoài các khóa học hành chính nhân sự chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học xuất nhập khẩu chất lượng tốt nhất hiện nay.
- Theo Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019 về trợ cấp thôi việc quy định:
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4,6, 7, 9 và 10 Điều 34 Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được hưởng trợ cấp một nửa tháng tiền lương…
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp…
- Theo điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động thì tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian thử việc…
- Theo điểm c khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động thì thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng); Trường hợp có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm…
Theo thông tin bạn cung cấp thì 02 tháng thử việc không đóng bảo hiểm. Do vậy, căn cứ các quy định trên đối với trường hợp của bạn thì thời gian thử việc 02 tháng sẽ được tính để hưởng trợ cấp thôi việc.
Theo khoản 1 Điều 48 BLLĐ năm 2019 thì trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của người lao động.
Theo Điều 5, Điều 15 và Điều 19 Nghị định số 24/2018/NĐ-CP ngày 27/02/2018 của Chính phủ quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động… thì người lao động làm đơn khiếu nại đến người sử dụng lao động đề nghị được giải quyết.
Do vậy, bạn cần làm đơn khiếu nại đến người sử dụng lao động đề nghị giải quyết.
Câu trả lời có tính chất tham khảo.
Cách Tính Tiền Trợ Cấp Thôi Việc
Cũng theo Điều luật này, tiền trợ cấp thôi việc được trả cho người lao động theo nguyên tắc: Cứ mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Cụ thể:
#Công thức tính trợ cấp thôi việc
Tiền trợ cấp thôi việc = 1/2 x (Tiền lương để tính TCTV x Thời gian làm việc để tính TCTV)
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian đã được chỉ trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
- Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế gồm:
- Thời gian đã tham gia BHTN gồm:
- Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được tính theo năm (đủ 12 tháng) nên các trường hợp lẻ tháng sẽ được làm tròn:
Xem thêm: Hạch Toán Trợ Cấp Thôi Việc
Nghỉ việc bao lâu thì được nhận trợ cấp thôi việc?
Liên quan đến việc nhận trợ cấp thôi việc sau khi chấm dứt hợp đồng, khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019 nêu rõ:
1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
Theo đó, với trường hợp thông thường, người lao động chỉ mất tối đa 14 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thì sẽ nhận được trợ cấp thôi việc. Trong một số trường hợp đặc biệt, người lao động có thể phải chờ đến 30 ngày để nhận trợ cấp thôi việc.
Trợ cấp thôi việc là gì? Những đối tượng nào được nhận trợ cấp thôi việc theo luật định? Cách tính trợ cấp thôi việc được thực hiện như thế nào? Hãy cùng Lê Ánh HR giải đáp tất cả qua bài viết sau nhé.
Hiện nay, chưa có một quy định cụ thể nào để định nghĩa "trợ cấp thôi việc" là gì. Tuy nhiên, chúng ta có thể dựa vào quy định trong Bộ luật lao động 2012 và kết hợp với một số văn bản hướng dẫn thi hành để rút ra khái niệm khái quát như sau.
Trợ cấp thôi việc được hiểu đơn giản là một khoản tiền mà người lao động được nhận từ người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động trong một số trường hợp người lao động đã làm việc cho người sử dụng thời gian 12 tháng trở lên và một số trường hợp do luật định.
Tuy nhiên, mức hưởng trợ cấp thôi việc của mỗi người là khác nhau và không phải lao động nào cũng được hưởng trợ cấp thôi việc sau khi chấm dứt hợp đồng lao động.
#Trợ cấp thôi việc tiếng Anh là gì?
Trong tiếng Anh, trợ cấp thôi việc được viết là Severance Allowance. Như đã nói ở trên, nó là một khoản tiền mà người sử dụng lao động cung cấp cho người lao động trong trường hợp người lao động có thời hạn lao động trên 12 tháng tuy nhiên đã kết thúc hợp đồng và một số trường hợp luật định.