01 Trường đại học công nghệ hàng đầu Việt Nam
Giới thiệu ngành Truyền thông đa phương tiện FPTU
Sinh viên chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện (Mã ngành: 7320104) của Trường Đại học FPT sẽ được đào tạo theo hai mặt kiến thức, bao gồm cách thức tư duy và chuyên môn kỹ thuật. Sinh viên sẽ được học cơ bản về nguyên lý marketing và tâm lý học truyền thông nhằm phát triển cái nhìn toàn diện về giao tiếp giữa thương hiệu và người dùng, các kiến thức cơ bản về hệ thống máy tính, công nghệ thông tin. Đồng thời, sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện sẽ được học chuyên sâu hơn về các kỹ năng viết, nhiếp ảnh, dựng và quay phim cũng như cách thức sử dụng các công cụ thiết kế, chỉnh sửa và xây dựng đồ họa để hỗ trợ cho việc sản xuất các sản phẩm truyền thông. Sinh viên học tập với giáo trình bằng tiếng Anh, bản quyền quốc tế, được nhập khẩu trực tiếp từ các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới và được đào tạo song song ngoại ngữ thứ 2 là tiếng Hoa. Năm thứ 3, sinh viên được làm việc thực tế từ 4 – 8 tháng tại các đơn vị Báo điện tử, Đài truyền hình, Agency (công ty dịch vụ truyền thông quảng cáo), các Nhà sản xuất và cung cấp nội dung truyền thông, giải trí. Một số vị trí việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp như: gám đốc Sản xuất, Giám đốc Sáng tạo, Đạo diễn, biên tập viên, phóng viên, quản trị truyền thông trực tuyến, chuyên viên sản xuất Video, quản trị mạng xã hội (Admin), chuyên viên đối ngoại và quan hệ công chúng (PR), chuyên viên Tổ chức sự kiện.
Năm 2019, được phép của Bộ Giáo dục & Đào tạo Trường ĐH Nguyễn Tất Thành mở ngành Truyền thông đa Phương tiện ( mã ngành 7320104 ). Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị hệ thống kiến thức và kỹ năng thực hành trong các lĩnh vực Biên tập phim ảnh – Thiết kế kỹ xảo trong quảng cáo truyền hình – Thiết kế Website tương tác – Lập trình game – Thiết kế đồ họa – Lập trình web. Bên cạnh đó, sinh viên còn được đào tạo sử dụng thiết bị công nghệ thông tin với các phần mềm đặc biệt thiết kế trò chơi điện tử – Thực hiện phim hoạt hình 3D – Thiết kế kỹ xảo phim – Dựng video clip – Vẽ đồ họa kiến trúc, …Ngoài ra, sinh viên còn được tiếp cận những kỹ thuật xử lý hình ảnh, âm thanh, video; kỹ năng thiết kế, tạo ra các sản phẩm đồ họa phục vụ cho truyền thông, quảng cáo, giải trí; kỹ năng tạo ra sản phẩm đồ họa đa phương tiện tương tác như: Kỹ xảo điện ảnh, phim hoạt hình, game, website, đồ họa mô phỏng,… để có thể đáp ứng tốt và toàn diện những yêu cầu của nền công nghiệp sáng tạo và giải trí hiện đại.
Với đội ngũ giáo viên giàu chuyên môn nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức vững chắc, mới mẻ nhất về ngành học. Chương trình học có sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia trong ngành là các nhà báo, biên tập viên và chuyên gia truyền thông có tiếng trong nước từ Đài Tiếng nói Nhân dân TP. HCM, Đài Phát thanh Truyền hình TP. HCM, báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Người Lao Động, Sài Gòn Giải Phóng…
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia
- Xét tuyển dựa trên kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
- Điều kiện đảm bảo: tổng điểm 03 môn thi Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ hoặc Toán, Vật lý, Tiếng Anh ≥ 16 (theo thang điểm 10, chưa nhân hệ số).
- Điểm xét tuyển = điểm Toán + điểm Ngoại ngữ (hệ số 1) + điểm Vật lý + điểm ưu tiên (hệ số 1).
- Điểm chuẩn năm 2023: 25.94 điểm.
Xét tuyển kết hợp điều kiện và tiêu chí riêng của Trường
- Thí sinh THPT có Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế hoặc chứng chỉ năng lực ngoại ngữ.
- Học sinh các lớp chuyên, lớp song ngữ thuộc trường THPT chuyên, HSG các cấp và thí sinh tham dự cuộc thi KHKT cấp quốc gia.
- Điều kiện: Tốt nghiệp THPT năm 2023 + Điểm trung bình chung (ĐTBC) HK môn ngoại ngữ của 05 HK bậc THPT (trừ HK2 lớp 12) ≥ 7,0 điểm + ĐTBC 5HK bậc THPT ≥ 7,0 điểm.
Giới thiệu ngành Truyền thông đa phương tiện HANU
Chương trình đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện (Mã ngành: 7320104) tại Trường Đại học Hà Nội xây dựng trên cơ sở tham khảo có chọn lọc từ các chương trình đào tạo quốc tế của Mỹ và Úc, đáp ứng xu thế hiện đại và nhu cầu nhân lực mới trong ngành truyền thông trong nước và nước ngoài, cung cấp kiến thức nền tảng của 03 ngành: Công nghệ thông tin, Truyền thông, Marketing và các kiến thức chuyên sâu về truyền thông, quảng cáo, marketing, kinh doanh điện tử, thiết kế nội dung số, lập trình phát triển sản phẩm đa phương tiện… Ngành Truyền thông đa phương tiện có sự giao thoa kiến thức của nhiều lĩnh vực như công nghệ thông tin, Mỹ thuật, Truyền thông, Marketing… nhưng yêu cầu quan trọng nhất đối với sinh viên ngành này là cần có sự đam mê và liên tục sáng tạo. Vì vây, nội dung thực hành đa dạng, số giờ thực hành chiếm trên 60% nội dung toàn khóa, các môn tự chọn phong phú, hướng tới rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên, có sự cam kết tham gia của doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo và đảm bảo đầu ra sau khi tốt nghiệp. Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại các vị trí như: việc làm thuộc nhóm truyền thông, quảng cáo, nhóm sáng tạo sản phẩm và dịch vụ đa phương tiện, tư vấn kỹ thuật, quản trị dự án, chăm sóc khách hàng cho các doanh nghiệp truyền thông và sáng tạo nội dung số, nghiên cứu viên,...
Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm
Học bổng: Dự kiến nhà trường dành 1000 suất học bổng cho năm học 2023 – 2024.
Ký túc xá: 1.100.000 VNĐ/ tháng
Tiện ích: KTX Library Club Wifi Lab
Thời gian tuyển sinh và nộp hồ sơ: Từ 01/03/2024 đến khi đủ chỉ tiêu
Thời gian xét tuyển và nhập học: Dự kiến 01/09/2024