0%0% found this document useful, Mark this document as useful
Vai trò của pháp luật đại cương là gì?
Trong đời sống xã hội, Nhà nước và pháp luật có vai trò rất quan trọng. Pháp luật được áp dụng giải quyết hầu hết các quan hệ trong xã hội. Biết và hiểu được Nhà nước và pháp luật giúp mọi người ứng xử, chấp hành tốt các chính sách của Nhà nước cũng như các quy định pháp luật, đảm bảo kỷ xã hội.
Môn học được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là môn học cơ bản, quan trọng và cần thiết trang bị cho người học ở bậc Đại học. Trên cơ sở đó, môn học cung cấp cho người học những nội dung cơ bản về Nhà nước và pháp luật, những nội dung cơ bản của các ngành luật gốc như Hiến pháp, hành chính, dân sự, hình sự… trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Từ đó, giúp người học nâng cao sự hiểu biết về vai trò và sự quan trọng của Nhà nước và pháp luật trong đời sống, để luôn có thái độ tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật nhà nước, có ý thức đầy đủ về bổn phận và nghĩa vụ của một công dân đối với quốc gia. Biết áp dụng pháp luật trong cuộc sống làm việc của mình, nhất là đối với người học trong các ngành học thuộc khoa học xã hội, vừa cần những lý luận cơ bản về pháp luật, vừa cần những kiến thức pháp luật chuyên ngành.
Mục tiêu và yêu cầu của pháp luật đại cương là gì?
Môn học pháp luật đại cương cung cấp cho người học kiến thức về hành vi pháp luật và về trách nhiệm pháp lý với hậu quả của hành vi của con người. Những kiến thức đó chẳng những củng cố lòng tin của mỗi người vào việc làm đúng đắn, hợp pháp của mình mà còn tránh được những hành vi sai trái, không phù hợp với pháp luật và thậm chí là vi phạm pháp luật ở những mức độ khác nhau.
Sau khi học và nghiên cứu, người học sẽ có cái nhìn khái quát về hệ thống pháp luật của Việt Nam, biết và hiểu được một số chế định pháp luật cơ bản từ đó giúp cho người học có cơ sở lý luận cho việc tìm hiểu, nghiên cứu thêm về pháp luật và có thể vận dụng được để xử lý, giải quyết một số vấn đề pháp lý đơn giản phát sinh trong công việc, cuộc sống hàng ngày.
Tạo ra ý thức và lối sống tôn trọng và chấp hành pháp luật, có tác dụng hạn chế các tiêu cực xã hội, đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
Thể hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đó là tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật cho mọi người dân, tạo ra xã hội văn minh, phổ cập pháp luật, công dân sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam
Vào tháng 3 năm 2008, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam chính thức được thành lập tại thủ đô Hà Nội và cũng là văn phòng đại diện thứ 5 của Quỹ ở khu vực Đông Nam Á. Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm đã có những đóng góp không nhỏ trong việc hỗ trợ các hoạt động giáo dục tiếng Nhật tại Việt Nam, trong đó, hoạt động chính của Trung tâm là hỗ trợ giáo dục tiếng Nhật tại các trường Trung học cơ sở của Việt Nam. Ngoài ra, Trung tâm cũng mở rộng hoạt động trong các lĩnh vực văn hóa khác với mục đích tăng cường mối quan hệ hiểu biết giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Nhật Bản từ mức độ cơ sở tới mức độ hàn lâm.
Theo khảo sát vào năm 2006 của Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản, số lượng người học tiếng Nhật ở Việt Nam đạt gần 30.000 người, trong đó có 18.000 người là sinh viên của các trung tâm ngôn ngữ tư nhân, 10.000 người là sinh viên đại học và 2.000 người là học sinh THCS và PTTH.
Để đáp ứng nhu cầu học tiếng Nhật ngày càng cao của nhiều đối tượng, Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản tăng cường hỗ trợ giáo dục tiếng Nhật cho các cấp độ khác nhau như: cử các chuyên gia tiếng Nhật sang Việt Nam; mời các giáo viên và sinh viên sang Nhật Bản; cung cấp các các tài liệu giảng dạy tiếng Nhật; tổ chức các buổi hội thảo hoặc khóa đào tạo dành cho giáo viên; cung cấp các dịch vụ tư vấn giảng dạy; hỗ trợ tổ chức các sự kiện liên quan đến giáo dục tiếng Nhật, tổ chức kỳ thi năng lực tiếng Nhật tại Hà Nội, tp Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bên cạnh đó, cùng với sự hợp tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, Trung tâm vẫn đang tiếp tục hỗ trợ các dự án giáo dục tiếng Nhật thí điểm cấp THCS và PTTH giai đoạn 2003-2013.
Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản tổ chức các hoạt động văn hóa nhằm tăng cường giao lưu văn hóa và bổ sung cho sự đa dạng văn hóa trong khu vực. Chúng tôi cũng tổ chức và hỗ trợ tổ chức các sự kiện văn hóa khác nhau để giới thiệu về văn hóa và nghệ thuật Nhật Bản, ví dụ như tổ chức triển lãm, hòa nhạc, biểu diễn, chiếu phim, diễn thuyết và họp báo ra mắt các ấn phẩm liên quan đến các tác phẩm Nhật Bản được dịch sang tiếng Việt.
Các hoạt động văn hóa do Quỹ tổ chức bao quát từ nghệ thuật truyền thống và cổ điển Nhật Bản cho tới nghệ thuật đương đại và nhạc nhẹ Nhật Bản (J-POP). Quỹ cũng xây dựng mạng lưới giao lưu với giới nghệ sĩ, các nhà hoạt động và các nhà tổ chức hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai đất nước, cũng như trong khu vực, bằng cách mời các nghệ sĩ tham gia chương trình giao lưu tại Nhật Bản hoặc mời tham gia hội thảo nghệ thuật do Quỹ tổ chức, vv.
Nghiên cứu Nhật Bản và Giao lưu trí tuệ
Với mục đích tăng cường sự hiểu biết của các nước về Nhật Bản, cũng như thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa Nhật Bản với các quốc gia khác, Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản có những chương trình tài trợ khác nhau dành cho các tổ chức đang nghiên cứu về Nhật Bản, tài trợ tổ chức hội thảo nghiên cứu Nhật Bản do các Viện nghiên cứu tổ chức và cấp học bổng hỗ trợ cho việc nghiên cứu Nhật Bản. Quỹ cũng tổ chức các chương trình diễn thuyết và hội thảo về chủ đề Nhật Bản, với sự hợp tác của các đối tác phía Việt Nam. Ngoài ra, Quỹ còn tổ chức các chương trình giao lưu trí tuệ như các dự án hợp tác nghiên cứu và các chương trình đối thoại nhằm tăng cường mối quan hệ hiểu biết về các vấn đề mang tính song phương, khu vực và toàn cầu và để cùng tìm ra giải pháp khắc phục tình hình đó.
Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu Nhật Bản của bạn đọc, Trung tâm mở một phòng thông tin, trong đó có các tài liệu giới thiệu về Nhật Bản bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, chủ yếu là tiếng Việt và tiếng Nhật. Bên cạnh đó, thư viện cũng liên tục cập nhật các loại tạp chí, ấn phẩm nổi tiếng của Nhật Bản và các DVD album âm nhạc đang thịnh hành nhất tại Nhật Bản.
Các hoạt động của thư viện 1. Đọc sách, tạp chí và truyện tranh Nhật Bản 2. Xem đĩa DVD 3. Mượn sách và các loại tạp chí số cũ.
Giờ mở cửa: Thứ Ba – thứ Sáu.: 9:30 ~ 12:00; 13:00 ~ 18:00 Thứ Bảy: 9:30 ~ 12:00; 13:00 ~ 17:00 Đóng cửa: Chủ Nhật, Thứ Hai và các ngày nghỉ lễ.
Các hoạt động khác Mở lớp học Tổ chức hội thảo Tổ chức triển lãm
Liên hệ Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam Đ/c: 27 Quang Trung – Hoàn Kiếm – Hà Nội ĐT: 024-39447419 / Fax: 024-39337418 URL: https://jpf.org.vn Giờ hành chính: thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần Sáng 08:30 ~ 12:00 Chiều 13:30 ~ 17:30