Giấy phép lao động(Work Permit) loại giấy tờ không thể thiếu khi người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Với số lượng nhân công đông, vốn đầu tư thấp hơn các nước khác, Việt Nam là nơi lựa chọn đầu tư hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư, lượng người lao động và doanh nghiệp nước ngoài làm việc ở Việt Nam ngày càng nhiều. Để kiểm soát người lao động Bộ luật Việt Nam Quy định người nước ngoài và doanh nghiệp muốn làm việc phải xin giấy phép lao động cho người nước ngoài.
Giấy phép lao động tiếng anh là gì?
Tiếng anh là ngôn ngữ phổ biến để giao tiếp khi người nước ngoài ở Việt Nam, trong tiếng anh, giấy phép lao động được phiên dịch như sau:
+ Work permit: giấy phép lao động
+ Vietnam work permit: giấy phép lao động Việt Nam
Xin giấy phép lao động cho người nước ngoài ở đâu?
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh nơi mà bạn làm việc, ví dụ địa chỉ xin giấy phép lao động ở TPHCM: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM. Ở mỗi tỉnh điều có trụ sở nên rất tiện để mọi người tham gia đăng ký.
Lệ phí cấp giấy phép lao động bao nhiêu?
Không có một mức lệ phí cố định, tại thông tư 85/2019/TT-BTC, tùy vào từng địa phương mà mức lệ phí xin giấy phép lao động là khác nhau. Cụ thể lệ phí tại từng địa phương như sau.
Lưu ý: Việc nộp lệ phí được thực hiện bởi doanh nghiệp sử dụng lao động. Trường hợp nếu bạn không đăng ký GPLĐ sẽ bị xử phạt, vì vậy bạn là cá nhân người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn nên yêu cầu doanh nghiệp khai báo và đăng ký GPLĐ cho bạn.
Các câu hỏi thường gặp khi xin giấy phép lao động cho người nước ngoài
1. Điều kiện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài là gì?
Người nước ngoài muốn xin giấy phép lao động để được làm việc tại Việt Nam cần đáp ứng các điều kiện sau đây: Có quốc tịch nước ngoài; từ đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự; đáp ứng điều kiện về sức khỏe, trình độ chuyên môn, bằng cấp đáp ứng với nhu cầu công việc tại Việt Nam.
2. Quy trình xin giấy phép lao động cho người nước ngoài như thế nào?
Đơn vị sử dụng lao động người nước ngoài làm thủ tục xin giấy phép lao động theo 1 bước sau:
3. Bộ hồ sơ xin giấy phép lao động gồm những gì?
Bộ hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam gồm:
Tham khảo chi tiết: Hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài.
4. Giấy phép lao động có thời hạn mấy năm?
Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có thời hạn tối đa là 2 năm. Người lao động có thể gia hạn giấy phép lao động nhưng chỉ được gia hạn 1 lần với thời gian tối đa là 2 năm.
5. Làm giấy phép lao động mất bao nhiêu tiền phí nhà nước?
Lệ phí cấp giấy phép lao động có thể khác nhau, do do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.
6. Trường hợp được miễn giấy phép lao động thì phải làm gì?
Người lao động thuộc trường hợp được miễn giấy phép lao động, thực hiện thủ tục xác định nhu cầu sử dụng lao động, sau đó xin xác nhận được miễn giấy phép lao động.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT
Vừa qua, số lượng người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam ngày càng nhiều không chỉ để du lịch mà còn sinh sống và làm việc. Giấy phép lao động là điều kiện pháp lý bắt buộc để người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam trừ một số trường hợp đặc biệt.
Nhiều bạn đọc hỏi về nội dung này và thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài ra sao?
Về nội dung này, trao đổi với phóng viên Báo điện tử ĐCSVN, luật sư Nguyễn Văn Kỹ (đoàn luật sư tỉnh Bắc Ninh) cho biết theo quy định tại Điều 152 Mục 3 Chương XI Bộ luật Lao động 2019 (số: 45/2019/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2019) thì:
Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu chỉ được tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân trước khi tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nhà thầu trước khi tuyển và sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải kê khai cụ thể các vị trí công việc, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm làm việc, thời gian làm việc cần sử dụng lao động nước ngoài để thực hiện gói thầu và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Danh sách doanh nghiệp, tổ chức được tuyển dụng lao động nước ngoài bao gồm: Doanh nghiệp, tổ chức hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài; Các nhà thầu (thầu chính, thầu phụ) nước ngoài nhận thầu; Văn phòng đại diện, chi nhánh của các tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, đào tạo, y tế; Các tổ chức xã hội nghề nghiệp; Các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; Các cơ sở y tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, thể thao; Văn phòng dự án nước ngoài hoặc quốc tế; Văn phòng điều hành của bên hợp doanh nước ngoài theo hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam; và Các tổ chức hành nghề luật sư.
Về hồ sơ đề nghị cấp phép lao động nước ngoài, Điều 9 Mục 3 Chương II Nghị định 152/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) nêu rõ:
1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ hoặc giấy chứng nhận có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp.
Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.
4. Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật và một số nghề, công việc được quy định như sau:
a) Giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành theo quy định tại Khoản 4, 5 Điều 3 Nghị định này;
b) Giấy tờ chứng minh là chuyên gia, lao động kỹ thuật theo quy định tại Khoản 3, 6 Điều 3 Nghị định này, gồm: văn bằng, chứng chỉ, văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về số năm kinh nghiệm của chuyên gia, lao động kỹ thuật;
c) Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài hoặc giấy chứng nhận chuyển nhượng quốc tế (ITC) cấp cho cầu thủ bóng đá nước ngoài hoặc văn bản của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam xác nhận đăng ký tạm thời hoặc chính thức cho cầu thủ của câu lạc bộ thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam;
d) Giấy phép lái tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đối với phi công nước ngoài hoặc chứng chỉ chuyên môn được phép làm việc trên tàu bay do Bộ Giao thông vận tải cấp cho tiếp viên hàng không;
đ) Giấy chứng nhận trình độ chuyên môn trong lĩnh vực bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay;
e) Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc giấy công nhận giấy chứng nhận khả năng chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho thuyền viên nước ngoài;
g) Giấy chứng nhận thành tích cao trong lĩnh vực thể thao và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác nhận đối với huấn luyện viên thể thao hoặc có tối thiểu một trong các bằng cấp như: bằng B huấn luyện viên bóng đá của Liên đoàn Bóng đá Châu Á (AFC) hoặc bằng huấn luyện viên thủ môn cấp độ 1 của AFC hoặc bằng huấn luyện viên thể lực cấp độ 1 của AFC hoặc bằng huấn luyện viên bóng đá trong nhà (Futsal) cấp độ 1 của AFC hoặc bất kỳ bằng cấp huấn luyện tương đương của nước ngoài được AFC công nhận;
h) Văn bằng do cơ quan có thẩm quyền cấp đáp ứng quy định về trình độ, trình độ chuẩn theo Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và Quy chế tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
5. 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
6. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
7. Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
8. Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài:
a) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng liên tục;
b) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
c) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm;
d) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;
đ) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có văn bản của cơ quan, tổ chức cử người lao động nước ngoài đến làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Nghị định này và giấy phép hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
e) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 2 Nghị định này thì phải có văn bản của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam và phù hợp với vị trí dự kiến làm việc.
9. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động đối với một số trường hợp đặc biệt:
a) Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động, đang còn hiệu lực mà có nhu cầu làm việc cho người sử dụng lao động khác ở cùng vị trí công việc và cùng chức danh công việc ghi trong giấy phép lao động thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động mới gồm: giấy xác nhận của người sử dụng lao động trước đó về việc người lao động hiện đang làm việc, các giấy tờ quy định tại Khoản 1, 5, 6, 7, 8 Điều này và bản sao có chứng thực giấy phép lao động đã được cấp;
b) Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà thay đổi vị trí công việc hoặc chức danh công việc hoặc hình thức làm việc ghi trong giấy phép lao động theo quy định của pháp luật nhưng không thay đổi người sử dụng lao động thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động mới gồm các giấy tờ quy định tại Khoản 1, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này và giấy phép lao động hoặc bản sao có chứng thực giấy phép lao động đã được cấp.
10. Hợp pháp hóa lãnh sự, chứng thực các giấy tờ:
Các giấy tờ quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 6 và 8 Điều này là 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật; dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo luật sư Kỹ, mặc dù đã có nhiều cải cách thủ tục hành chính, hoàn chỉnh văn bản pháp luật (có yếu tố nước ngoài...), ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành công việc, song thực tế cho thấy việc xin giấy phép lao động cho người nước ngoài là một thủ tục tương đối phức tạp đòi hỏi cả bên sử dụng lao động và người lao động đều cần nghiêm túc, chu đáo, cẩn thận trong từng công đoạn./.